Người dân đến giao dịch với cán bộ NHCSXH  tại điểm giao dịch xã Yên Mông, TP Hòa Bình.

Người dân đến giao dịch với cán bộ NHCSXH tại điểm giao dịch xã Yên Mông, TP Hòa Bình.

(HBĐT) - Một trong khó khăn lớn nhất của người nông dân xã Yên Mông trong quá trình xóa đói - giảm nghèo, vươn lên làm giàu là thiếu vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh... Xác định rõ điều đó, những năm qua, TP Hòa Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhiều hộ nông dân nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi. Có vốn, được hỗ trợ chuyển giao KH-KT nên hàng trăm hộ dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

Có mặt tại buổi giao dịch xã Yên Mông mới thấy được nhu cầu cần vốn phát triển kinh tế của bà con nơi đây. Ngoài giao dịch thu gốc và lãi định kỳ, NHCSXH còn giải ngân 262 triệu đồng của 4 chương trình tín dụng là cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, chương trình NS&VSMT và giải quyết việc làm cho 13 hộ. Từ sáng sớm, các hộ được vay vốn đã có mặt tại trụ sở UBND xã. Gia đình chị Nguyễn Thị Đào, xóm Bún có 3 khẩu, kinh tế chủ yếu dựa vào 2.000 m2 ruộng 1 năm gieo trồng được 2 vụ lúa, 1 vụ ngô. Mỗi năm cũng chỉ cho thu 5 tạ thóc, 3 tạ ngô. Ngoài ra, gia đình còn nuôi 2 con trâu và lợn, gà. Tuy không phải hộ nghèo nhưng thu nhập của gia đình chị cũng chỉ gọi là đủ ăn. Năm 2014, gia đình chị được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, được vay 12 triệu đồng từ chương trình NS& VSMT đầu tư xây dựng bể nước, làm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn nâng cao chất lượng cuộc sống. Hôm nay, chị được vay tiếp 20 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm. Với số tiền này, chị Đào dự định đầu tư nuôi trâu.  

Hiện tại xã Yên Mông thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ trên 12,3 tỷ đồng với 559 hộ còn dư nợ. Xã có 14 tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét các hộ đủ điều kiện vay vốn và giám sát việc sử dụng vốn của các hộ vay. Để các nguồn vốn vay phát huy được tính hiệu quả, những năm qua, NHCSXH TP Hòa Bình đã phối hợp với các đoàn thể, chính quyền rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách có nhu cầu vay vốn để giải ngân kịp thời, đúng đối tượng. Ngoài tổ chức cho nguời dân vay vốn phát triển kinh tế, TP Hòa Bình còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH-KT vào sản xuất. Đồng thời, vận động ngu?i dân tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để trang bị kiến thức, kỹ năng sản xuất đạt hiệu quả cao. Nhờ được bồi dưỡng kiến thức cùng với thuận lợi trong bố trí nguồn vốn vay đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, chăn nuôi, vườn rừng, vườn đồi...  

Đánh giá về tầm quan trọng của nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn, Chủ tịch UBND xã Yên Mông Hà Văn Thiểm cho biết: Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã cơ bản giải quyết được yêu cầu bức thiết nhất của người nghèo. Vì vậy, sau khi được vay vốn, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả vào phát triển kinh tế gia đình theo các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, trồng rừng, trồng cây ăn quả, phát triển kinh doanh, dịch vụ, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống gia đình và trả nợ vốn vay đúng hạn. Ngoài ra, từ nguồn vốn vay ưu đãi còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, mỗi năm giúp hàng trăm hộ thoát nghèo, cải thiện về nhà ở, nhiều HS-SV có điều kiện để học tập. Vốn ưu đãi thực sự là “bà d?” cho người nghèo có ý chí vượt khó vươn lên. Đến hết năm 2015, xã còn 9 hộ nghèo, chiếm 1,07%, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng. Mới đây, qua rà soát theo phương pháp đa chiều, xã còn 35 hộ nghèo, chiếm 4,2% và 4 hộ cận nghèo. Xã phấn đấu hết năm nay tăng thu nhập bình quân đầu người lên 36 triệu đồng.

 

                                                                   Hải Linh  

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục