Anh Bùi Văn Nhất, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Quy Mỹ (Tân Lạc) thành công từ mô hình chăn nuôi lợn.

Anh Bùi Văn Nhất, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Quy Mỹ (Tân Lạc) thành công từ mô hình chăn nuôi lợn.

(HBĐT) - 10 năm trước, ở xã Quy Mỹ (Tân Lạc), trong khi các trai làng mải miết với những chuyến vào Nam, ra Bắc để mưu sinh thì Bùi Văn Nhất, xóm ào (hiện là Bí thư Đoàn thanh niên xã Quy Mỹ) đã có những quyết định được coi là mạo hiểm khi đầu tư vào nuôi lợn. Dẫu có đôi lúc thăng trầm nhưng anh vẫn vững tin vào công việc mình đã lựa chọn và “gặt hái” được những thành công, trở thành tấm gương sáng để tuổi trẻ Quy Mỹ học tập, noi theo.

 

Năm 2001, anh Nhất tốt nghiệp THPT, sau 2 năm bươn trải đi làm thuê nhưng chẳng tích cóp được đồng vốn. Anh luôn trăn trở tìm cho mình một hướng đi. Lúc này, trên địa bàn xã Quy Mỹ chưa có hộ gia đình nào nuôi lợn với số lượng từ 5-10 con. Nhận thấy gia đình có điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn cũng như muốn “đi trước, đón đầu” nên anh Nhất đã bàn bạc với gia đình và quyết định đầu tư, mở rộng chuồng trại nuôi 20 con lợn thịt /lứa. “Nhiều người ngạc nhiên vì chưa thấy ai nuôi nhiều đến thế, trong khi, đầu ra bấp bênh, nhất là vấn đề lấy đâu ra cám gạo cho lợn ăn vì ăn tạp lợn không béo tốt được” - Anh Nhất nhớ lại.

 

Để giải quyết mối lo ngại đó, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng và là một trong những hộ đầu tiên trong xóm mua được máy xay xát. Do thời điểm này, các hộ nuôi lợn với số lượng ít nên anh đã thu mua lại cám của bà con đến xát gạo. Trước vườn nhà, anh trồng rau lang. Hàng ngày anh nấu rượu, trung bình 20 kg gạo /ngày để lấy bỗng cho lợn ăn. Theo lời anh Nhất, khoảng thời gian đầu rất vất vả, phải thức khuya, dậy sớm, đi giao rượu cho khách tận xã Do Nhân, Địch Giáo nhưng không phụ công anh, lợn lớn nhanh. Ngay ở lứa đầu tiên, anh đã lãi được 16 triệu đồng, một số tiền khá lớn ở thời điểm đó và khiến nhiều người ngạc nhiên.

 

Có được thành công bước đầu nhưng anh không vội tăng số lượng đàn mà duy trì nuôi lợn thịt với số lượng 20 con /lứa và tích cực học hỏi, trau dồi kỹ thuật chăn nuôi. Khi đó, do phải nhập con giống từ tỉnh khác nên không ít lần anh gặp những rủi ro, chất lượng giống kém và giá cao. Năm 2008, anh quyết định nuôi thêm lợn nái, từ đó đến giờ, anh luôn duy trì nuôi 6 con nái. Điều này vừa giúp anh chủ động nguồn giống đảm bảo, vừa tăng thêm thu nhập từ bán lợn giống cho bà con.

 

 “Từ năm 2009 - 2012, mình được ĐV -TN trong xã tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư rồi Bí thư Đoàn xã. Do tham gia công tác đoàn thể nên mình phải sắp xếp hài hòa công việc. Sắp tới, mình sẽ mở rộng chuồng trại ở ngoài Cò Đôn, tăng số lượng lợn thịt trên 30 con /lứa. Đồng thời, tiếp tục duy trì nuôi vịt đẻ trứng và ngan để tận dụng tốt mặt bằng ở đây” - Anh Nhất chia sẻ. Trong những năm qua, cùng với nuôi lợn, anh đã phát triển nuôi vịt đẻ trứng, cao điểm nhất lên tới 120 con. Ngoài ra, anh còn nuôi trâu theo hình thức bán chăn thả và nuôi ngan thịt. Nhờ đó, bình quân mỗi năm, trừ mọi chi phí, gia đình anh có thu nhập khoảng 120 triệu đồng.

 

Với vai trò là thủ lĩnh Đoàn, anh Bùi Văn Nhất đã có nhiều sáng kiến để lan tỏa phong trào phát triển kinh tế ở xã. Điển hình là mô hình “lớp học hiện trường”. Với mô hình này, anh trực tiếp hướng dẫn cho bà con tại chuồng trại về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh cho vật nuôi. Nhờ được “mắt thấy, tay thực hành” nên bà con nắm quy trình kỹ thuật nhanh. Hiện, trên địa bàn xã có không ít tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi nhờ sự hỗ trợ từ “lớp học hiện trường” như các anh: Bùi Văn Nhật, xóm ào với mô hình chăn nuôi lợn hay Bùi Xuân Hưởng, xóm Chiềng với mô hình trồng bí xanh, mướp đắng.

 

Với những đóng góp cho phong trào Đoàn cũng như thành công trong phát triển kinh tế, anh Bùi Văn Nhất được UBND huyện Tân Lạc tặng giấy khen về thành tích trong phong trào thi đua yêu nước, lao động tiên tiến và nhiều giấy khen của Huyện Đoàn.

 

 

                                                                    Viết Đào (CTV)

 

 

Các tin khác

Người dân vùng đặc biệt khó khăn huyện Kim Bôi đến mua sắm tại phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa.
Đường giao thông nông thôn xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được cứng hóa và mở rộng đáp ứng yêu cầu tiêu chí số 2 trong xây dựng NTM.
Không có hình ảnh
Tuyến đường từ trung tâm xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình)  lên 2 xóm Bích, Trụ được mở mới dài 3,1 km từ dự án vùng hồ,  mở ra nhiều cơ hội cho nhân dân giao thương hàng hoá.

Thành phố Hòa Bình: Tháng 4, vốn đầu tư phát triển tăng 14,4% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trong tháng 4, TP Hòa Bình có vốn đầu tư phát triển ước đạt 170,7 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 14,4%. Trong đó, nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN do địa phương quản lý ước thực hiện 15,4 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 15,8% (riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 14,3 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 22%). ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 155,3 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 14,3%.

Sở Công thương triển khai nhận hồ sơ qua hòm thư điện tử

(HBĐT) - Sở Công thương vừa có Thông báo số 493 /TB – SCT ngày 17 tháng 5 năm 2016 về việc tiếp nhận hồ sơ qua hòm thư điện tử tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Công thương. Theo đó, kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2016, ngoài việc tiếp nhận hồ sơ bằng hình thức trực tiếp và qua đường bưu điện, Sở Công thương thông báo tiếp nhận hồ sơ qua hòm thư điện tử motcua.scthb@gmail.com

Xã Mãn Đức trên hành trình về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Hết năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của xã Mãn Đức (Tân Lạc) đạt 20 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 6,9%, bộ mặt NTM có nhiều khởi sắc. Với sự giúp đỡ của tỉnh, huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng lòng của nhân dân, xã Mãn Đức quyết tâm về đích NTM trong năm 2016.

Phiên giao dịch việc làm online dành cho lao động thất nghiệp kết nối 13 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 19/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) đã tổ chức phiên giao dịch việc làm online dành cho lao động thất nghiệp kết nối 13 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Điện Biên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Nam, Hải Dương, Phú Thọ và Hòa Bình.

Ghi trên công trường đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Trung tuần tháng 5, trời nóng đỉnh điểm. Sức nóng trên tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình như được đẩy lên cao bởi sức ép hoàn thành tiến độ. Chúng tôi có mặt trên tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình.

Tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Công Thương, trong tháng 4, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1.530 tỷ đồng, tăng 2,14% so với tháng trước. Theo đó, lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 5.884 tỷ đồng, tăng 19,72% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 31,8% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục