Ông Bùi Văn Lu (bên phải), hội viên NCT ở xóm Đồi, xã Đa Phúc (Yên Thủy) tiêu biểu trong phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Mặc dù thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, tuy nhiên, với tinh thần tuổi cao, chí càng cao, nhiều hội viên NCT xã Đa Phúc vẫn tích cực lao động sản xuất, phát huy kinh nghiệm, vốn sống giúp con cháu phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.
Trước đây, kinh tế gia đình ông Bùi Văn Lu ở xóm Đồi chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng diện tích đất lúa ít, đất vườn không đáng kể nên đời sống gia đình khó khăn. Năm 2003, nhận thấy nhu cầu đồ mộc dân dụng lớn nhưng trên địa bàn xã chưa có xưởng mộc nào, ngay khi xã có điện lưới quốc gia, ông Lu quyết định chuyển đổi nghề nghiệp. Với 20 triệu đồng vay ngân hàng cùng vốn tích cóp của gia đình, ông mở xưởng mộc. Ban đầu chỉ là sản xuất những vật dụng đơn giản như gỗ, ván xẻ để làm nhà sàn cho người dân trong xã rồi dần tích lũy tay nghề đóng đồ mộc, đến nay, gia đình ông đã gây dựng được 2 xưởng mộc lớn. Một xưởng do ông trực tiếp quản lý và một xưởng do con trai ông quản lý. Bên cạnh phát triển kinh tế, ông Lu là một trong những hội viên NCT tích cực trong các hoạt động văn nghệ, thể thao, vận động con cháu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cũng như ông Lu, vượt khó thoát nghèo là tinh thần chung của nhiều hội viên NCT xã Đa Phúc. ông Trương Đức Bật, Chủ tịch Hội NCT xã cho biết: Toàn xã hiện có 508 hội viên NCT, trong đó trực tiếp tham gia sản xuất có 112 NCT. Xuất phát từ thực tế xã còn nhiều khó khăn, ruộng đất ít nhưng kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên các hội viên NCT luôn vận động con cháu chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Mạnh dạn tìm tòi và đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao vào thâm canh sản xuất. Tận dụng các dự án, nguồn hỗ trợ để phát triển mạnh các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như trồng cà gai leo, xạ đen; mô hình chăn nuôi bò vỗ béo và trang trại trồng cây có múi kết hợp cây dược liệu tại địa phương. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay nhiều hội viên NCT trên địa bàn xã đã làm chủ các mô hình kinh tế hiệu quả như mô hình trang trại khép kín trồng bưởi, cam, chanh, cây dược liệu và nuôi trâu, bò của gia đình ông Bùi Văn Pi.
Cùng với phát triển kinh tế, hội viên NCT xã Đa Phúc cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống NCT khó khăn, NCT không nơi nương tựa. Hiện nay, quỹ toàn dân chăm sóc NCT trên địa bàn xã đạt hơn 11 triệu đồng, trung bình hàng năm, Hội thăm hỏi, tặng quà 10 -12 hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Đào (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách của Nhà nước đối với hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa cụ thể như thế nào?
(HBĐT) - “Làm sao để đời sống người dân không ngừng nâng cao, tìm được cây trồng phù hợp với địa phương, sản phẩm nông sản làm ra phải được thị trường chấp nhận. Cái đói, nghèo không đeo bám trên đôi vai người dân thì lúc đó chúng tôi mới hoàn thành trách nhiệm của mình đối với nhân dân trong toàn xã” - Đó là trăn trở của đồng chí Tạ Ngọc Doanh, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình. Anh cùng các đồng chí cán bộ UBND xã luôn tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cây trồng phù hợp. Qua việc trồng thử rau ngót ở các xóm Máy 1, Máy 2, Máy 4 và xóm Thăng cho thấy hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện cuộc sống của bà con nông dân.
(HBĐT) - Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Yên Thủy đang thi công 2 công trình trọng điểm là công trình ngầm xóm Hạ 1, xã Lạc Sỹ với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ đồng và công trình tuyến đường cứu hộ, cứu nạn xóm Nam Bình, xã Đoàn Kết với tổng vốn đầu tư 3 tỷ đồng. Đây là 2 công trình xử lý khắc phục hậu quả lũ bão được khởi công xây dựng từ đầu tháng 4 vừa qua. Theo kế hoạch, công trình hoàn thành trong tháng 6.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, đến nay, toàn huyện có 63 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NN&PTNT. Trong đó có 28 trang trại tổng hợp, 10 trang trại trồng trọt, 2 trang trại lâm nghiệp, 18 trang trại chăn nuôi, 5 trang trại thuỷ sản. Đã có 51 trang trại được cấp giấy chứng nhận theo quy định.
(HBĐT) - Thực tế nhu cầu các doanh nghiệp tìm kiểm quỹ “đất sạch” là rất lớn, trong khi tỉnh chưa chuẩn bị được quỹ đất sạch. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có xu hướng khảo sát tìm kiểm quỹ “đất sạch” để triển khai các dự án đầu tư. Vì không mất nhiều thời gian giải phóng mặt bằng (gpmb), làm lỡ đi các cơ hội kinh doanh, tỉnh đang triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, xây dựng quỹ “đất sạch” để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.
(HBĐT) - Thực hiện đồng bộ các giải pháp thu và chống thất thu NSNN, trong tháng 5, toàn tỉnh có số thu NSNN ước đạt 248 tỷ đồng.