(HBĐT) - Bà Bùi Thị Sành, sinh năm 1964, dân tộc Mường ở xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) là một trong 10 phụ nữ dân tộc tiêu biểu của tỉnh vừa được tham dự “Hội nghị biểu dương phụ nữ dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc” tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An). Cần cù, chịu khó, ham học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của gia đình, bà Sành đã nỗ vươn lên làm giàu, giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho nhiều chị em.

 

Khi mới xây dựng gia đình với hai bàn tay trắng, vợ chồng bà và hai con chỉ biết trông chờ miếng cơm, manh áo từ hai sào ruộng. Sau đó, bà tham gia nhóm “Sở thích chăn nuôi” do cán bộ Hội Phụ nữ triển khai tại xóm. Từ đây, bà được tham gia lớp tập huấn chuyển giao KH -KT nuôi lợn thịt, lợn nái, gà thả vườn. Cùng với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi của thôn, xóm, bà Sành đã tích luỹ nhiều kiến thức bổ ích để đầu tư chăn nuôi. Có kiến thức, bà mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng CSXH và của anh em họ hàng để đầu tư nuôi lợn thịt, lợn nái và gà thả vườn. Lãi suất thu được lúc đầu chỉ từ 5 - 10 triệu đồng /đợt xuất chuồng rồi tăng dần theo quy mô mở rộng của gia đình (hiện nay đạt gần 100 triệu đồng /năm). Gia đình bà đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống, có vốn đầu tư tái sản xuất và tích luỹ làm giàu.

 

Đặc biệt, năm 2011, bà Sành tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nâng cao tay nghề đan mây khọ do Hội LHPN xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn mở. Với vốn kiến thức được tập huấn, bà đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình mây - tre đan. Được BTV Hội LHPN xã và BCH chi hội thường xuyên thăm hỏi, động viên, tư vấn kinh nghiệm, sau 1 năm làm thử nghiệm, mô hình mây - tre đan của gia đình bà bắt đầu phát triển, tạo việc làm cho 30 chị có thêm thu nhập lúc nông nhàn. Tuy nhiên, lúc đó, đầu ra cho sản phẩm còn phải qua khâu trung gian nên lãi thấp, thu nhập thêm của chị em chỉ đạt 60.000 đồng /người/tháng và của gia đình bà chỉ 1, 5 triệu đồng/tháng. Không nản chí, bà đi tìm các mối hàng để lo đầu ra cho sản phẩm. Từ năm 2013 đến nay, cơ sở sản xuất của gia đình bà đã ổn định và mở rộng với trên 350 chị tham gia đan các mặt hàng thủ công với thu nhập lúc nông nhàn bình quân 1, 2 triệu đồng/người/tháng.

 

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, bà Sành còn nhiệt tình tham gia công tác xã hội ở xóm; là thành viên tích cực của CLB “Pháp luật và đời sống”. Bà luôn hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, sôi các phong  trào của Hội LHPN các cấp. Năm 2015,  gia đình bà được Đảng ủy, UBND xã Nhân Nghĩa tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM...

 

 

                                                                                H.D

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục