Sơn mài truyền thống VN đang được xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO

Sơn mài truyền thống VN đang được xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO

Sau thành công của Hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO vinh danh vào năm 2015, Việt Nam tiếp tục tham gia xây dựng Hồ sơ đa quốc gia Nghề sơn mài truyền thống đệ trình UNESCO xét ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là hướng đi mới đem đến cho Di sản văn hóa Việt Nam thêm cơ hội được UNESCO vinh danh.

 

 

 Tăng hạn mức hồ sơ di sản đệ trình UNESCO

Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL khẳng định: "Việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia không chỉ giúp Việt Nam có thêm di sản văn hóa được đệ trình UNESCO mà hơn thế còn đem đến cho chúng ta những kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản". Thực tế, với 10 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, Việt Nam là một trong những nước có kinh nghiệm xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO. Nhưng với hồ sơ đa quốc gia thì sau hồ sơ Nghi lễ và trò chơi kéo co đã được UNESCO công nhận, Nghề sơn mài truyền thống chỉ mới là hồ sơ đa quốc gia thứ hai mà Việt Nam tham gia. Với hồ sơ đa quốc gia, mỗi diễn giải của Việt Nam cũng phải cô đọng, súc tích hơn và phải tìm những chi tiết đặc trưng nhất của di sản ở Việt Nam, bên cạnh các diễn giải về di sản của các nước khác tham gia hồ sơ đa quốc gia.

Những năm gần đây, UNESCO đã quy định về hạn mức hồ sơ đệ trình của các quốc gia thành viên vào các danh sách của Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003. Theo đó, cứ hai năm một lần các quốc gia thành viên mới được đệ trình 1 hồ sơ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, UNESCO cũng luôn khuyến khích các quốc gia thành viên xây dựng hồ sơ đa quốc gia về các di sản có tính tương đồng, phổ biến ở các khu vực, di sản hiện diện ở nhiều quốc gia. Các hồ sơ đa quốc gia không ảnh hưởng đến hạn mức hồ sơ đệ trình của các quốc gia thành viên. Vì thế, việc tham gia hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co và Nghề sơn mài truyền thống trước hết tăng thêm hạn mức cho Việt Nam, có thêm di sản đệ trình UNESCO xét vinh danh.

 

Nhận diện nét riêng của di sản văn hóa Việt Nam

Bên cạnh đó, trong công tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia đệ trình UNESCO cũng giúp chúng ta nhận diện những nét chung và nét riêng của di sản ở Việt Nam với các nước cùng tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia. Từ đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng có những hoạch định đúng đắn hơn. Đơn cử như Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành phổ biến ở cả bốn nước là Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines nhưng chỉ duy ở Việt Nam mới có kéo co ngồi. Cụ thể, hai đội kéo co ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HN ngồi bệt xuống đất, chân co chân duỗi, lấy gót chân làm điểm tựa để kéo co trên ruộng hoặc nền đất. Đây là một tập quán độc đáo của kéo co ở Việt Nam mà các nước cùng tham gia hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co như Campuchia, Hàn Quốc và Philippines không có. Lẽ dĩ nhiên, sau khi được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Kéo co ngồi ở Thạch Bàn, quận Long Biên, HN là một đặc trưng quan trọng mà Việt Nam cần phải tiếp tục bảo tồn và phát huy.

Hiện Việt Nam đang triển khai xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề sơn mài truyền thống đề nghị UNESCO xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một trong những điểm mấu chốt trong công tác xây dựng hồ sơ di sản này ở Việt Nam là chúng ta phải xác định được cái chung và nét riêng của nghề sơn mài truyền thống ở Việt Nam. Bên cạnh việc sử dụng nhựa của cây sơn để làm tranh tương đối giống với các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... nghề sơn mài truyền thống ở Việt Nam có nét khác biệt là tranh sơn mài nghệ thuật. Khác với tranh sơn mài mỹ nghệ phổ biến ở nhiều nước, nghề sơn mài của Việt Nam có một điểm độc đáo nhất là đã phát minh ra chất liệu sơn mài sử dụng trong sáng tác mỹ thuật. Chất liệu sơn mài dùng để sáng tác mỹ thuật đã được các thế hệ họa sĩ ở Việt Nam chế tác, tiếp tục từ đầu những năm 20 của thế kỷ XIX cho đến nay. Về kỹ thuật, tranh sơn mài nghệ thuật ở Việt Nam cũng có thêm thao tác mài được lặp đi lặp lại trong nhiều lớp sơn, tạo nên chiều sâu rất khác biệt của tranh sơn mài nghệ thuật Việt Nam.

Công tác xây dựng hồ sơ di sản đệ trình UNESCO với những hoạt động như kiểm kê, nhận diện di sản, xây dựng chương trình hành động bảo vệ di sản... dù là hồ sơ quốc gia hay hồ sơ đa quốc gia cũng là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nếu như Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO công nhận năm 2015 đã có Chương trình hành động quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản này ở Việt Nam thì với Nghề sơn mài truyền thống, nhiều khoảng trống cần thiết phải được nhận diện đầy đủ, sớm triển khai công tác bảo tồn như việc khôi phục lại nghề trồng cây sơn ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hay việc nghiên cứu về kỹ thuật pha chế sơn, đánh sơn để giữ được màu sơn bền lâu... Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL nhìn nhận: "Nghề thủ công truyền thống Việt Nam có nhiều điểm sáng nhưng chưa có nghề nào được UNESCO vinh danh. Nếu được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bên cạnh sự tôn vinh các nghệ nhân, họa sĩ..., nghề sơn mài truyền thống cũng sẽ là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được tôn vinh, quảng bá trên trường quốc tế".

 

 

                                                                                 Theo Baovanhoa

 

Các tin khác


Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục