(HBĐT) - Xã Piềng Vế (Mai Châu) có 5 xóm thì 4 xóm có nhà văn hóa là nhà sàn cũ nát, xuống cấp, 1 xóm nhà văn hóa đang xây dang dở. Việc họp xóm phải nhờ ở nhà dân. Nằm ngay trung tâm xã, trước cửa UBND xã là nhà văn hóa xóm Vế được khởi công xây dựng từ tháng 12/2016, đến cuối tháng 1/2017 hoàn thành phần thô. Tuy nhiên, hơn 2 tháng nay, vì một số lý do, nhà văn hóa vẫn chưa được hoàn thiện, hệ thống cửa chưa có, tường chưa sơn.

Do thiếu kinh phí nên sau khi xây xong phần thô, từ tháng 1/2017 đến nay, nhà văn hóa xóm Vế, xã Piềng Vế (Mai Châu) chưa được hoàn thành.

 

Trao đổi với chúng tôi, anh Hà Văn Luận, Trưởng xóm Vế cho biết: Xóm Vế có 88 hộ với gần 380 khẩu. Năm 2005, xóm đã được Nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng để làm nhà văn hóa là nhà sàn gỗ đơn giản. Tuy nhiên, đến năm 2011, nhà văn hóa này hỏng, xuống cấp nên xóm đã tháo dỡ. Từ đó đến nay, việc họp xóm phải nhờ nhà dân. Mỗi lần họp dân có đến gần trăm người, đó là chưa kể đến các hoạt động khác. Quá bí bách vì xóm không có nhà văn hóa nên cuối năm 2016, chúng tôi họp bàn và quyết định mỗi khẩu đóng 400.000 đồng để xây dựng nhà văn hóa . Tuy nhiên, do tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xóm chiếm gần 20% tổng số hộ nên tuy bà con đồng thuận nhưng việc đóng góp rất khó khăn. Vì thế, phương châm của xóm là có tiền đến đâu, làm đến đó. Trước mắt, nhà văn hóa đã xây xong phần thô, chúng tôi huy động bà con đóng góp thêm tiền để lắp cửa chứ để dang dở như thế này sẽ nhanh xuống cấp và hư hỏng.

 

Xóm Vế là xóm trung tâm của xã Piềng Vế, có điều kiện kinh tế khá hơn các xóm khác nên đóng góp xây thô được nhà văn hóa. 4 xóm còn lại là xóm Panh, Vanh, Vặn, Văng đều đang phải sử dụng nhà văn hóa là nhà sàn cũ, xuống cấp. ông Phạm Bá Tha, Trưởng xóm Vanh trăn trở: Xóm Vanh thuộc điện đặc biệt khó khăn của xã với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên 50%. Nhà văn hóa xóm được xây dựng từ lâu giờ đã hư hỏng, xuống cấp. Diện tích chật hẹp nên khi họp dân, bà con phải ngồi cả dưới gầm sàn hoặc ở ngoài sân gây nhiều khó khăn cho việc triển khai hoặc họp bàn, thống nhất. Hệ thống tăng âm, loa đài của nhà văn hóa đã cũ, hỏng nên mỗi lần họp phải đi mượn. Nếu xóm tổ chức bữa ăn đoàn kết đều phải nấu nhờ ở nhà dân, rất bất tiện. Người dân muốn có nhà văn hóa xóm nhưng nếu để tự bà con đóng góp xây dựng có lẽ là rất khó.

 

Xã Piềng Vế hiện có 5 xóm với 536 hộ, hơn 2.400 nhân khẩu, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 43%. Đồng chí Đinh Công Thưởng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thiếu nhà văn hóa, nhà văn hóa xuống cấp là một trong những trăn trở đối với lĩnh vực VH-XH của xã. Thực tế này gây khó khăn trong việc triển khai các chế độ, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; hoạt động của KDC, các hội, đoàn thể; các phong trào của địa phương. Năm 2016, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa của xã mới đạt 54%. Từ sức dân không thể xây dựng được nhà văn hóa mới. Do đó, chúng tôi mong muốn Nhà nước có chính sách nhằm hỗ trợ những xã đặc biệt khó khăn xây dựng nhà văn hóa. Có nhà văn hóa, mọi hoạt động của KDC sẽ được tổ chức tốt hơn, đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt NTM thêm khởi sắc.

 

                                                                                   Dương Liễu

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục