(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á, là sự kết hợp hoàn mỹ của thiên nhiên mây nước, được ví là "Hạ Long trên cạn” của tỉnh. Nơi đây có nhiều năng, lợi thế để phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, tâm linh…có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, khách công vụ, đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Với những tiềm năng, lợi thế, hồ Hòa Bình được xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh và khu vực.


Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030. Theo đó, Khu du lịch hồ Hòa Bình được quy hoạch trên địa bàn 17 xã thuộc các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình. Diện tích vùng trung tâm được xác định khoảng 1.200 ha thuộc các xã nằm trong khu vực từ đảo Sung - Thung Nai - Ngòi Hoa. Quy hoạch xác định ưu tiên phát triển loại hình lưu trú homestay tại các bản du lịch cộng đồng; phát triển loại hình nghỉ dưỡng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, đảo Sung. Khách sạn 3 - 5 sao tại phân khu Thái Bình, Thái Thịnh. Nghỉ dưỡng nổi tại phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa, Hiền Lương. Phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong vùng. Phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, Thung Nai, Thái Bình, Thái Thịnh, Hiền Lương, Bình Thanh, Vầy Nưa. Xây dựng mô hình phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch ven sông dọc hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình…

 

Hồ Hòa Bình nhìn từ xóm Trụ, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình).

 

Quy hoạch đặt mục tiêu: Năm 2020 đón khoảng 630.000 lượt khách, trong đó, khoảng 30.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1.600.000 lượt khách, trong đó khoảng 90.000 lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) năm 2020 đạt khoảng 200 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 1.800 tỷ đồng…
 
Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL Lưu Huy Linh cho biết: Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của tỉnh, khẳng định tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình cũng như xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù, mở ra cơ hội lớn để phát triển du lịch của tỉnh. Để thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, các ngành chức năng đang tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng Nghị quyết chuyên đề về xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia. Trong đó định hướng đề ra những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu: Xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2025 cơ bản đáp ứng các tiêu chí được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại. Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú có chất lượng, thương hiệu, trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, 1 trong 12 khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng trung du và miền núi Bắc bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa dân tộc Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ. Tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù ưu đãi về nguồn vốn, đất đai, giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng nhằm huy động các nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp có năng lực tham gia đầu tư vào khu vực hồ Hòa Bình theo quy hoạch. Tỉnh cũng chủ trương ưu tiên nguồn lực từ ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng điện, giao thông, cảng, bến, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư du lịch hồ Hòa Bình. Trước mắt huy động các nguồn lực đầu tư vào vùng trung tâm của hồ để tạo hiệu ứng để khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên hồ Hòa Bình.

 

                                                               L.C 

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục