(HBĐT) - Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là lễ hội truyền thống của người dân xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc. Sau lễ "Khai hạ” khởi đầu cho một năm sẽ diễn ra lễ hội xuống đồng thu chiêm, làm vụ mùa nay đổi thành lễ hội "Đánh bắt cá suối truyền thống tháng 3”. Lễ hội được hình thành và phát triển từ xa xưa nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng tới người dân về việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; nghiêm cấm các hình thức đánh cá như nổ mìn, xung điện…


Thi quăng chài trong khuôn tại lễ hội đánh cá suối tháng 3, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc.

Lỗ Sơn là xã vùng sâu của huyện Tân Lạc, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có suối Cái dài hơn 6 km chảy qua; là nơi hội tụ nhiều nhánh suối của vùng Mường Bi nên suối sâu và rộng, dòng nước trong xanh, mát lành, thuận lợi cho các loài cá sinh sôi, phát triển. Từ bao đời nay, hàng năm vào tháng 3 âm lịch, người Mường xã Lỗ Sơn chọn dòng suối mát lành này để làm nơi tổ chức lễ hội đánh cá suối.

Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần: Phần lễ diễn ra trang trọng tại miếu thờ xóm Tân Vượng. Thầy mo là người quan trọng nhất trong phần lễ, làm lễ cúng các thần linh phù hộ cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân mạnh khỏe, nhà nhà may mắn. Mâm cơm cúng được chuẩn bị chu đáo theo truyền thống của người Mường. Món được coi là chủ đạo và không thể thiếu là cá nướng chín, cá nấu măng chua, thịt lợn, xôi… Sau khi thầy mo làm lễ xong, 4 thanh niên khỏe mạnh khiêng bè ra suối, người đại diện cho xóm, xã thực hiện quăng mẻ chài đầu tiên để động viên nhân dân tích cực hăng hái trong phần thi đánh bắt cá bằng hình thức thủ công.

Kết thúc phần lễ là phần hội. Trước kia, phần hội được diễn ra tại 3 khoang nhưng mấy năm gần đây, phần hội chủ yếu diễn ra tại 2 khoang suối lớn là khoang Tró và khoang Lở của suối Cái với nhiều nội dung phong phú như: thi đua bè mảng, thi quăng chài trong khuôn, quăng chài tự do, thi đánh bắt cá và trưng bày ẩm thực với nhiều sản phẩm nông sản của địa phương. Cứ như vậy, cả dòng suối rộn vang tiếng hò reo, hoan hô khi có người bắt được cá to; tiếng đập nước đuổi cá, tiếng than thở khi bắt hụt cá. âm vang rộn ràng khắp núi rừng, tiếng trống, tiếng chiêng của bà con mang theo để cổ vũ cho các đội thi đua bè mảng, quăng chài trong khuôn.

Hàng năm, lễ hội thu hút đông đảo người dân xã Lỗ Sơn và du khách thập phương tham gia. Mế Bùi Thị Đửi, xóm Bệ, xã Lỗ Sơn phấn khởi chia sẻ: Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xã Lỗ Sơn. Năm nào tôi cùng gia đình cũng tham gia lễ hội. Đến với lễ hội, chúng tôi được tham gia vào các trò chơi truyền thống, được thưởng thức ẩm thực độc đáo của người Mường. Sau khi đánh được cá, mọi người mang về nổi lửa để chế biến. Chính vì vậy, những ngày này, bếp nhà nào cũng đỏ lửa, khắp bản làng đâu đâu cũng dậy mùi cá nướng thơm đượm mùi hạt dổi, mùi cá nấu măng chua. Tiếng cười nói, chúc nhau nhiều may mắn, mùa màng bội thu là động lực cho mọi người hăng say lao động.

Với mong muốn dòng suối Cái mát lành là nơi sinh sôi phát triển của nhiều loài cá, những năm gần đây, tại lễ hội, đại diện lãnh đạo huyện Tân Lạc, xã Lỗ Sơn cùng đông đảo bà con nhân dân địa phương làm lễ thả cá giống xuống suối. Đồng chí Bùi Văn Nượm, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: Lễ hội đánh cá suối tháng 3 xã Lỗ Sơn được tổ chức hàng năm là dịp để người dân bày tỏ sự tôn kính các vị thần linh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Mường. Đồng thời là dịp để người dân vui chơi, tăng cường tình đoàn kết cộng đồng. Ngoài ra, đây còn là hoạt động mang ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng tới người dân việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; cấm các hình thức đánh bắt cá có tính chất hủy diệt môi sinh như nổ mìn, sung điện… Lễ hội đánh bắt cá suối tháng 3 có quy mô ngày càng lớn, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương tham gia.


                                                                          Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục