Tối 28/2 (tức 13 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà đã tổ chức khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2018.

 


                                     Nghi thức lễ, dâng hương khai hội đền Trần. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Hàng ngàn du khách thập phương đã đến dâng hương tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần tại mảnh đất phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần với hào khí Đông A lừng lẫy.

Khu di tích hiện là nơi lưu giữ mộ phần của các liệt tổ nhà Trần, của Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) diễn ra ngày 13 tháng Giêng hàng năm nhằm tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, giáo dục truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu.

Lễ hội góp phần gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của miền đất thiêng Long Hưng xưa, Hưng Hà ngày nay. Lễ hội cũng là dịp để khẳng định Khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần là điểm đến trong hệ thống du lịch lịch sử-văn hóa-tâm linh của cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng.

Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà Nguyễn Thanh Tuyền đã ôn lại lịch sử dựng nghiệp của triều đại nhà Trần - một trong những triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, lễ hội năm nay tổ chức đúng dịp kỷ niệm 730 năm chiến thắng chống quân Nguyên-Mông lần thứ ba (1288-2018). Phát huy truyền thống quê hương, đến nay huyện Hưng Hà là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt chuẩn huyện nông thôn mới, diện mạo nông thôn chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Theo các cứ liệu lịch sử còn để lại, tại đất Long Hưng xưa (nay là huyện Hưng Hà) nhà Trần đã lớn mạnh toàn diện về cả kinh tế, chính trị và quân sự, trở thành chỗ dựa chính của Nhà Lý lúc suy vi. Từ đó, Trần Thủ Độ đã từng bước làm cuộc chuyển giao quyền lực chính trị có một không hai trong lịch sử từ nhà Lý sang nhà Trần.

Năm 1225, vua Trần Thái Tông lên ngôi mở đầu cho lịch sử trị nước của vương triều Trần. Với sức mạnh của "hào khí Đông A”, nhà Trần cai trị đất nước trong 175 năm, lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên giành thắng lợi các năm 1258, 1285 và năm 1288.

Sau mỗi lần chiến thắng quân Nguyên Mông, chặn đánh quân Chiêm Thành bảo vệ biên ải phía Nam thắng lợi, các vua Trần đều về Long Hưng làm lễ cáo yết tổ tiên, dâng báo chiến công.

Lễ hội Đền Trần Thái Bình sẽ diễn ra đến ngày 5/3 (tức ngày 18 tháng Giêng). Với việc lưu giữ và bảo tồn được nhiều nghi lễ, phong tục độc đáo đậm nét văn hóa thời Trần như lễ rước nước, lễ giao chạ, thi cỗ cá thời Trần, các trò chơi dân gian, các điệu dân ca, dân vũ..., năm 2014, lễ hội Đền Trần (Thái Bình) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục