Ảnh: Đông đảo du khách hành hương về vãn cảnh, chiêm bái Chùa Tiên(Phú Lão-Lạc Thủy)
Chị Nguyễn Thị Nga, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cho biết: Nhiều năm nay, năm nào tôi và hội phật tử đều hành hương về chùa Tiên (Lạc Thủy) vào dịp đầu năm để cầu bình an, sức khỏe, tài lộc đến với gia đình và bạn bè. Năm nay đến đây tôi thấy thoải mái hơn rất nhiều. Từ đường đi lại giữa các điểm sạch, đẹp và thuận tiện hơn. Không còn cảnh người bán hàng rong, lái xe hay ăn xin làm phiền nữa. Với sự trang nghiêm, thanh bình nơi đây, chắc chắn chúng tôi sẽ còn về chùa Tiên nhiều lần nữa, không chỉ trong dịp đầu năm mới mà còn đưa bạn bè đến thăm quan, vãn cảnh chùa Tiên và các điểm di tích của huyện Lạc Thủy.
Đồng chí Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng phòng VH-TT huyện Lạc Thủy cho biết: Là huyện có tiềm năng về phát triển du lịch, năm 2018, huyện có 8 lễ hội, trong đó có 2 lễ hội cấp huyện và 6 lễ hội cấp xã. Đối với 2 lễ hội chính được tổ chức hàng năm là lễ hội chùa Tiên (xã Phú Lão) được khai hội vào ngày mùng 4 tháng giêng và lễ hội Nhà máy in tiền (xã Cố Nghĩa). Để làm tốt công tác quản lý lễ hội trong dịp đầu năm 2018, phòng VH-TT huyện Lạc Thủy đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người dân về lễ hội, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc, tự do tín ngưỡng. Trên cơ sở đó giúp mọi người nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức, trách nhiệm tham gia lễ hội, chống các biểu hiện mê tín dị đoan... Phòng đã có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác lễ hội năm 2018, tổ chức các đoàn kiểm tra trước, trong và sau Tết nhằm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định như văn bản đã hướng dẫn. Chú trọng chỉ đạo tổ chức các hoạt động, dịch vụ tại các lễ hội. Phối hợp với các ngành chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ, làm tốt công tác bảo vệ chống xâm hại di tích. Ngăn chặn các hành vi thương mại hóa, trục lợi trong lễ hội, bảo đảm hoạt động của lễ hội thực sự văn hóa, văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, tổ chức ký cam kết đối với các điểm di tích, các thủ nhang, thủ từ tại các điểm di tích và phân công cán bộ phối hợp với thủ nhang, thủ từ thực hiện quản lý trực tiếp tại các điểm di tích. Trong đó, đặc biệt chú ý, chấn chỉnh các vấn đề nổi cộm, phát sinh trong mùa lễ hội như: đổi tiền lẻ, ăn xin, tăng giá, ép giá, an ninh trật tự, phòng chống cháy, nổ… và có hướng xử lý đối với những trường hợp vi phạm, không để xảy ra các hành vi gây phản cảm, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Một mùa lễ hội nữa lại đến, với sự chủ động, tích cực triển khai của cấp ủy, chính quyền và các ngành, đoàn thể, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã có sự chuyển biến tích cực, đảm bảo an toàn, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Sáng ngày 23/2 (tức ngày mồng 8 tháng Giêng), tại khu vực cánh đồng trung tâm xã Vĩnh Đồng, UBND xã Vĩnh Đồng(huyện KIm Bôi) đã tổ chức Lễ hội Mường Động xuân Mậu Tuất.