(HBĐT) - Sau những ngày Tết nắng nóng, ra giêng, miền Bắc thực sự sang xuân với tiết trời se lạnh, mưa phùn lất phất. Chuyến xuất hành khai xuân đầu năm chúng tôi quyết định chọn điểm đến là miền biên viễn Lạng Sơn.


Du khách thưởng thức bánh coóng phù trong tiết trời xuân lạnh giá vùng biên giới.

Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với những danh lam, thắng cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, hấp dẫn du khách như động Tam Thanh, núi Tô Thị, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc, đền Kỳ Cùng… mà còn là điểm đến mua sắm hấp dẫn với chợ Tân Thanh, Đông Kinh. Trong đó, chợ đêm Kỳ Lừa là điểm dừng chân thú vị để kết thúc trọn vẹn hành trình 1 ngày khám phá Lạng Sơn.

Đến với chợ đêm Kỳ Lừa, du khách có thể thỏa sức mua sắm các mặt hàng phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó được thưởng thức những món ăn, ẩm thực đặc trưng nhất của Lạng Sơn. Đó là vịt quay lá mắc mật, bánh cuốn nhân trứng, nem nướng…, đặc biệt nhất là coóng phù. Bát coóng phù nóng hổi, có mùi thơm ngọt của mật mía, vị cay nồng của gừng, thêm vị bùi bùi, ngầy ngậy của lạc và dừa tươi mang lại sự ấm áp trong đêm mùa xuân vùng biên giới. Điều thú vị là khi đến Lạng Sơn vào mùa lạnh, du khách mới có thể được thưởng thức món này, vì là món ăn chơi giúp xua đi giá lạnh của trời đất nên vào độ tiết trời trở lạnh thì trên những tuyến phố xuất hiện những gánh hàng rong bán coóng phù.

Đây là loại bánh có nguồn gốc từ cộng đồng người Tày sinh sống lâu đời ở Lạng Sơn. Thoạt nhìn, coóng phù không khác bánh trôi của miền xuôi là mấy, cách làm cũng tương tự bánh trôi. Nhưng khác với bánh trôi ở chỗ, nhân coóng phù được làm bằng đỗ xanh nấu chín giã nhuyễn trộn đường kính. Trò chuyện với chúng tôi, chị Cao Thị Hiền ở chợ đêm Kỳ Lừa, người đã có hơn 10 năm làm coóng phù chia sẻ: "Công thức làm coóng phù có nhiều điểm tương đồng với cách làm bánh trôi của người xuôi. Trong đó, công đoạn đầu tiên phải lựa chọn được gạo nếp đặc sản xay thành bột nước, ngâm từ 4 - 5 tiếng để đảm bảo độ dẻo, cho vào túi vải treo róc hết nước rồi nhào bột. Lưu ý bột lọc càng kỹ, bánh càng dẻo và không bị vỡ nát lúc sôi lửa. Quá trình nặn bánh đòi hỏi người làm cần tỉ mỉ, khéo léo sao cho kích thước mỗi viên coóng phù to hơn viên bi, chấm một ít vừng rồi ấn dẹt. Khi có khách vào ăn mới thả những viên bánh vào nồi nước đường mật. Khi bánh chín nổi trên mặt nước đợi thêm 1 - 2 phút mới vớt ra để bánh mềm hơn. Mỗi bát nhỏ đựng từ 10 - 12 viên”.

Cách chế biến coóng phù đòi hỏi người làm kỳ công, tỉ mỉ với nhiều công đoạn. Nước chan coóng phù phải là nước đường hoa mai, thả một vài lát gừng tạo mùi thơm, cay nhẹ để giữ ấm cơ thể trước cái lạnh của vùng cao xứ Lạng. Ngoài ra, khách hàng thưởng thức coóng phù còn cảm nhận được vị thơm, ngọt, bùi của một chút lạc rang giã dập cùng với dừa nạo. Ngoài những viên coóng phù màu trắng, người làm bánh còn trộn thêm gấc chín để tạo sắc đỏ cam hấp dẫn.

Những ngày đầu xuân se lạnh, nhiệt độ về đêm ở Lạng Sơn xuống sâu. Còn gì tuyệt vời bằng cảm giác ra đường khoác một chiếc áo len, xuýt xoa thưởng thức món coóng phù. Từ một món quà vặt dân dã, coóng phù đã làm phong phú thêm cho ẩm thực Lạng Sơn, khiến du khách khó quên khi một lần được thưởng thức.

                                                                                     


                                                                        Đức Anh

 



Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục