Một trong những mục tiêu của đề án là 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết…


Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.” (Ảnh minh họa: Vietnam+)

Tổng kinh phí thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là 222,9 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương là 51,2 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 171,7 tỷ đồng.

Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”

Theo đó, đề án được thực hiện nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu "di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Cụ thể, đề án sẽ được thực hiện trong thời gian từ năm 2019-2030 (chia thành hai giai đoạn) với những mục tiêu cụ thể: hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số các cấp học các tỉnh, thành phố triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội…

Ngoài ra, đề án cũng hướng đến việc vinh danh các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. /

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII Xuân Kỷ Hợi 2019

(HBĐT) - Sáng 18/2 (tức ngày 14 tháng giêng âm lịch), tại Nhà Văn hóa trung tâm huyện Tân Lạc, Câu lạc bộ Thơ- ca tỉnh phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII Xuân Kỷ Hợi 2019. Tới dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, người yêu thơ đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh và Câu lạc bộ Thơ- ca tỉnh Phú Thọ.

Xã Dân Hạ sôi nổi phong trào văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân. Văn nghệ quần chúng đáp ứng nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Năm 2019, phấn đấu đón 3 triệu lượt khách du lịch

(HBĐT) -Ban chỉ đạo du lịch tỉnh vừa ban hành Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019. Kế hoạch nhằm mục tiêu thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về du lịch; triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chương trình hành động, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển du lịch. Phấn đấu năm 2019, Hòa Bình đón được 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 403 nghìn lượt người. Thu nhập từ du lịch đạt 2.000 tỷ đồng.

Ngày thơ hướng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Với chủ đề "Sông núi trên vai,” Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 - Xuân Kỷ Hợi đã chính thức khai mạc sáng nay (17/2) tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Khánh thành đình Quèn Thị giai đoạn 1

(HBĐT) - Ngày 16/2, UBND xã Cao Dương, huyện Lương Sơn tổ chức khánh thành đình làng Quèn Thị giai đoạn 1 và tổ chức lễ hội. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lương Sơn và các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện.

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019 tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 16/2 (tức 12, tháng giêng âm lịch), tại Trung Tâm Văn hóa huyện Lương Sơn, Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Lương Sơn tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019, với chủ đề " Hướng về biên cương Tổ quốc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục