Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự khai mạc Lễ hội Hoa ban 2019
Thứ hai, 18/3/2019 | 9:58:11 Sáng
Tối 16/3, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự khai mạc Lễ hội Hoa ban lần thứ VI năm 2019.
Đây là sự kiện chào
mừng Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019), 110
năm thành lập tỉnh (28/6/1909-28/6/2019) và 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh
(10/10/1949-10/10/2019).
Phát biểu tại lễ khai
mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Điện Biên là vùng phên dậu vững chắc
của Tổ quốc, nhân dân các dân tộc đã có nhiều đóng góp to lớn trong các cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước; tăng cường mối quan hệ hợp tác
với các nước láng giềng. Trên mảnh đất này, cách đây 65 năm, chiến thắng Điện
Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã góp phần quyết định vào
thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân
xâm lược. Sau 65 năm, từ một tỉnh biên giới còn nhiều khó khăn, phát huy truyền
thống anh hùng cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh
Điện Biên đã nỗ lực phấn đấu, từng bước vươn lên, đạt nhiều kết quả toàn diện,
đời sống vật chất, tinh thần đồng bào nâng lên rõ rệt. Tây Bắc là xứ sở của hoa
ban, không chỉ chứa đựng vẻ đẹp tinh khôi, cây ban còn mang trong mình sức sống
mãnh liệt.
"Hoa ban đi vào đời sống tinh thần của nhiều dân tộc, trên vùng đất giàu
truyền thống và mến khách này. Hình ảnh hoa ban thông qua kho tàng văn học dân
gian, làn điệu dân ca, dân vũ đã đi sâu vào đời sống tinh thần của các đồng bào
dân tộc nơi đây, tạo nên mối liên kết giao hòa giữa thiên nhiên và tâm hồn cốt
cách của người dân. Cảnh quan hùng vĩ cùng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa
hòa quyện cùng sắc đẹp hoa ban đã làm Điện Biên- Tây Bắc trở thành một khu du
lịch tiềm năng, một điểm đến lôi cuốn đối với nhiều người. Tiềm năng du lịch
của Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung còn rất lớn, rất cần được quan tâm
chỉ đạo, thu hút đầu tư để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân", Phó Thủ tướng nhấn
mạnh.
Phó Thủ tướng đề nghị, Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung cần có chương
trình, dự án đầu tư lớn để nâng cấp hạ tầng giao thông; thu hút đầu tư các điểm
du lịch có quy mô, có tầm vóc để tạo ra những sản phẩm du lịch mang đậm bản săc
văn hóa, lịch sử. Đặc biệt, cần tập trung phát triển mạnh du lịch cộng đồng gắn
với bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc nơi đây trên cơ sở giữ gìn cảnh
quan, bảo vệ môi trường và thúc đẩy việc kết nối hình thành các tuyến du lịch
gắn với các địa danh du lịch, các địa phương có di sản văn hóa, lịch sử trong
nước và quốc tế.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn, từ năm 2014, lễ hội Hoa ban được
tổ chức vào dịp đầu tháng 3 hằng năm, gắn với thời điểm mở màn chiến dịch Điện
Biên Phủ với trận đánh vào trung tâm cứ điểm đề kháng Him Lam. Việc tổ chức và
xây dựng thương hiệu Lễ hội Hoa ban Điện Biên những năm qua đã góp phần tăng
cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc
phòng và an ninh trên địa bàn. Lễ hội Hoa ban là dịp tôn vinh, bảo tồn, phát
huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc tỉnh Điện Biên; gắn bảo tồn văn hóa
với tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế- xã hội đồng thời giới thiệu quảng bá
hình ảnh hoa ban gắn với nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Điện Biên anh hùng.
Qua đó, góp phần định vị thương hiệu du lịch Điện Biên, đưa biểu tượng Hoa ban
trở thành biểu trưng cho mảnh đất và con người Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói
chung.
Lấy hình tượng Hoa
ban làm chủ thể biểu đạt, đêm khai mạc với chương trình nghệ thuật chủ đề "Hoa
ban rạng rỡ đất trời Mường Thanh” mang tính hội tụ quần thể, trình diễn với nền
chất liệu nghệ thuật đa dạng (múa, hát, hoạt cảnh tái hiện huyền tích…), chia làm
3 chương: "Hoa Ban huyền thoại”, "Mường Thanh- Miền đất lịch sử và anh hùng”;
"Sắc màu Mường Trời trong ngày hội”, là những bản hòa ca về tình đất, tình
người Điện Biên. Chương trình nghệ thuật đã phác họa một Điện Biên nơi cuối
trời Tây Bắc với vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, trữ tình và hùng vĩ, đầy quyến
rũ; con người Điện Biên đoàn kết, dung dị, mến khách, trọng tình; từ huyền
thoại của tình yêu đôi lứa Hoa ban đã khẳng vẻ đẹp và đi vào đời sống, tâm thức
của con người Điện Biên và trở thành một biểu tượng của miền đất, nét văn hóa
tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên...
Khép lại đêm khai mạc với màn bắn pháo hoa tầm thấp tại đồi D (nơi đặt Tượng
đài Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử) và múa xòe. Trong không gian văn hóa Tây
Bắc bập bùng lửa trại giữa nền nhạc của những điệu múa xòe, múa sạp của các
cộng đồng dân tộc, vòng xòe đoàn kết được nối lại bởi hàng trăm người sẽ đem
đến cho du khách, người xem những trải nghiệm độc đáo, ấn tượng.
Lễ hội Hoa ban lần VI năm 2019 diễn ra từ ngày 13-18/3 với các hoạt động chính
như: Giao lưu thi đấu các môn thể thao các dân tộc; Trình diễn nghi thức sinh
hoạt văn hóa dân gian các dân tộc; Liên hoan dân ca, dân vũ, nhạc cụ các dân
tộc; Trưng bày, quảng bá sản phẩm du lịch; Thi xe đạp thồ và tải đạn. Đặc biệt,
nét mới trong Lễ hội năm nay, Ban tổ chức đã tổ chức "Phiên chợ vùng cao” nhằm
tái hiện lại chợ phiên vùng cao của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, phác họa
chân thật không gian văn hóa, sinh hoạt truyền thống của các dân tộc; Cuộc thi
"Người đẹp Hoa ban” tổ chức lần 2 cũng là sự kiện được người dân và du khách
háo hức chờ đợi.
(HBĐT) - Với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc trên từng chiếc mũ, chiếc áo, hơn 10 năm qua, HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn, xã Mãn Đức (Tân Lạc) miệt mài dệt những tấm vải, đem theo ước mơ khôi phục nghề truyền thống của dân tộc mình.
The Voice - Giọng hát Việt mùa thứ sáu sẽ là "cuộc chiến” của bốn đội: Tuấn Ngọc-Thanh Hà-Tuấn Hưng-Hồ Hoài Anh. Chương trình dự kiến lên sóng từ 14/4.
(HBĐT) - Chiều 14/3, đoàn công tác liên ngành gồm các Sở: VH-TT&DL, Thông tin và Truyền thông, Ngoại vụ, Công an tỉnh và UBND huyện Lương Sơn kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Festival Nghệ thuật quốc tế "Đáo Xuân Chín” tại thung lũng "Gầm Trời”, xã Lâm Sơn ( Lương Sơn).
(HBĐT) - Trong những năm qua, du lịch tỉnh ta tiếp tục phát huy lợi thế, đa dạng hóa sản phẩm để thu hút du khách. Từ đó, ngành du lịch tiếp tục khẳng định vị thế phát triển, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Năm nào cũng vậy, chúng tôi lại hòa cùng dòng người nô nức đi trẩy hội đền Chúa Thác Bờ. Chúng tôi chọn xuất phát từ cảng Bích Hạ. Năm nay, khu vực cảng sạch sẽ và quy củ hơn. Lực lượng chức năng trực điều tiết, phân luồng, xếp lượt các tàu, thuyền.
(HBĐT) - Vì sao người Mường có thể hát đối đáp với nhau thâu đêm, suốt sáng, ngày này qua ngày nọ? Trong những câu hát rất đỗi đời thường, dung dị đó có điều gì mà trong các ngày hội, lễ Tết lại thu hút hàng nghìn người dân chăm chú lắng nghe, tán thưởng? Đã không ít lần chúng tôi đặt câu hỏi đó với những nghệ nhân hay bà con dân tộc Mường về sự hấp dẫn trong những câu hát đối (hay còn gọi là hát đúm, hát đúp, hát ví) và nhận được những lý giải hết sức đơn giản, đó là vì giọng hát hay, vì cách đối đáp quá đỗi thông minh, linh hoạt.