Phong tục té nước nhằm gột rửa mọi suy nghĩ xấu xa, gột rửa bệnh tật và những điều không may mắn trong năm cũ, đồng thời là lời chúc một Năm mới với tâm hồn trong sáng luôn may mắn và hạnh phúc.


Trẻ nhỏ lấy nước tắm Phật xoa lên đầu người lớn để cầu chúc gặp nhiều may mắn. (Ảnh: Xuân Tú/TTXVN)

Từ ngày 14/4, người dân trên khắp cả nước Lào bắt đầu tưng bừng tổ chức và tham gia các hoạt động đón Tết cổ truyền Bun Pi Mày.

Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, sáng 14/4, sự tĩnh lặng và thanh bình là khung cảnh tại các tuyến phố vốn thường ngày rất nhộn nhịp, vì người dân đang thực hiện các nghi lễ đầu tiên của Bun Pi Mày tại gia đình, đó là tắm tượng Phật và làm lễ cầu phúc cho ông bà, bố mẹ để tỏ lòng thành kính đối với người có công sinh thành, dưỡng dục.

Nghi lễ tắm tượng Phật tại gia đình sẽ do tất cả mọi thành viên trong gia đình thực hiện và nước dùng để tắm tượng Phật được thả đầy những cánh hoa dokkhun vàng óng, loài hoa được xem là hoa đào của Lào vì chỉ nở trong dịp Tết Lào, và hoa dhampa (hoa dại), tạo nên một mùi thơm phảng phất.

Các thành viên trong gia đình cũng dùng những "chậu nước hoa” thơm thoang thoảng này để té nước vào nhau.

Kết thúc các hoạt động đầu tiên của Bun Pi Mày tại gia đình, buổi chiều, người dân sẽ đến chùa để thực hiện nghi lễ tắm Phật ở chùa và buộc chỉ cổ tay cầu phúc.

Theo tín ngưỡng của người Lào, dịp Bun Pi Mày, người dân sẽ thành tâm thực hiện nghi lễ tắm Phật ở 9 chùa để tỏ lòng thành kính và tin rằng Đức Phật sẽ phù hộ, giúp mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống cho tất cả mọi người.

Đối với Phật thì gọi là "tắm Phật” (Sổng-phạ), còn đối với người thường thì gọi là "té nước.” Hội té nước là nét văn hóa mang đậm tính nhân văn trong dịp Bun Pi Mày của người Lào.

Té nước với tâm nguyện giúp gột rửa mọi suy nghĩ xấu xa, gột rửa bệnh tật và gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ, đồng thời là lời chúc một Năm mới với tâm hồn trong sáng sẽ luôn may mắn và luôn hạnh phúc trong cuộc sống.

Ngoài ra, nước cũng có nghĩa mang lại cuộc sống tốt tươi cho vạn vật.

Điều đặc biệt là dù quen biết hay không quen biết và không kể địa vị trong xã hội, cứ gặp nhau là té nước, người té nước và người được té nước đều vui vẻ. Vì vậy, té nước còn giúp tạo sự đoàn kết trong cộng đồng, xóa tan sự hằn thù, ghen ghét, đố kỵ.

Một hoạt động thuộc chuỗi các hoạt động của Bun Pi Mày là rước Nang Sangkhan, một nghi lễ tâm linh, nét văn hóa mang tính truyền thuyết của Lào, tôn vinh sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

Tuy nhiên, năm nay nghi lễ này không tổ chức ở thủ đô Vientiane mà được tổ chức ở cố đô Luangphrabang nhằm thu hút khách du lịch.

Do thủ đô Vientiane không tổ chức nghi lễ rước Nang Sangkhan nên lượng du khách đến chùa cũng ít hơn mọi năm và Hội té nước diễn ra sớm hơn thường lệ.

Những chiếc xe bán tải chở cả nước và người, với những bộ quần áo sặc sỡ sắc màu, vừa di chuyển trên đường vừa té nước.

Hai bên đường, những đám đông nhảy múa, reo hò bên những chậu nước và với những dụng cụ té nước, để té nước vào tất cả những ai đi ngang qua một cách rất thoải mái và vui vẻ.

Ai cũng ướt nhưng trong lòng lại cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc, vì mọi điều xấu xa, mọi thứ bệnh tật và mọi điều không may mắn đều đã được gột rửa, nhường chỗ cho may mắn và hạnh phúc sẽ đến trong năm mới./.

 

                                 TheoVietnamplus

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục