(HBĐT) - Chiếm tới hơn 80% dân số, đồng bào dân tộc Mường huyện Kim Bôi không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa trong lời ăn, tiếng nói, ngôn ngữ, phong tục tập quán, trang phục của dân tộc mình mà còn qua vốn văn hóa dân gian, bảo tồn chiêng Mường, các làn điệu dân ca, các trò chơi, bộ môn thể thao dân tộc.


Nổi bật trong thời gian gần đây, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng, trên địa bàn huyện đã thành lập và duy trì hoạt động của 28 CLB văn hóa, văn nghệ ở 28 xã, thị trấn, mỗi CLB thu hút sự tham gia của trên 30 thành viên. Hàng năm, huyện mở các lớp truyền dạy chiêng Mường với 80 học viên/lớp. Ngoài ra, phối hợp với các nhà trường tổ chức dạy đánh chiêng, hát các làn điệu dân ca của dân tộc Mường, múa sênh tiền của dân tộc Dao... vào các dịp sinh hoạt hè.


Lễ hội Mường Động tái hiện sắc màu văn hóa của người Mường, thu hút hàng vạn lượt du khách.

Huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, giữ gìn ANTT, phòng - chống tội phạm... Trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tổ chức vào tháng 11 hàng năm, người dân nô nức tham dự, xúng xính trang phục váy áo của dân tộc mình, đánh chiêng, biểu diễn nhạc cụ, hát, múa dân tộc là những hình ảnh thường thấy của bà con nơi đây. Sức lan tỏa sâu rộng của các phong trào tạo động lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bên cạnh những nét đặc trưng về văn hóa, huyện Kim Bôi chú trọng khôi phục các lễ hội của người Mường. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã làm hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh công nhận và cho phép tổ chức Lễ hội Mường Động cấp huyện. Lần đầu tiên, Lễ hội Mường Động được phục dựng vào dịp Tết Nguyên đán 2017. Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Lễ hội Mường Động lại được diễn ra hướng tới chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập huyện, đồng thời đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân, quảng bá tiềm năng du lịch địa phương. Lễ hội đã thu hút hơn 11 vạn du khách nhờ phần lễ được tái hiện sinh động, phần hội đặc sắc với màn trình tấu chiêng Mường hoành tráng, tiết mục múa bông của các cô gái Mường cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như thi người đẹp trình diễn trang phục Mường, bóng chuyền nam, nữ, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy... Nhân dịp này, di tích đình Chiềng Động, xã Vĩnh Đồng được đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập huyện, trong những tháng đầu năm 2019, huyện Kim Bôi được đón 2 Bằng công nhận di tích cấp tỉnh gồm di tích lịch sử chùa Bôi - xã Nam Thượng, di tích cách mạng đình Lập - xã Lập Chiệng. Với những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan chuyên môn và nhân dân trong lưu giữ giá trị văn hóa đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, thúc đẩy KT -XH phát triển.


Bùi Minh


Các tin khác


Lo ngại chặt chém về dịch vụ du lịch các dịp nghỉ lễ 2019

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có công văn đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch trong các dịp lễ 2019.

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày sách Việt Nam năm 2019

(HBĐT) - Sáng 11/4, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT và UBND TP Hòa Bình phối hợp tổ chức Ngày sách Việt Nam năm 2019 tại Cung Văn hóa tỉnh.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc trở lại sau 27 năm "vắng bóng"

Chương trình Liên hoan các ban nhạc toàn quốc sẽ chính thức trở lại sau lần tổ chức đầu tiên từ năm 1992.

Tiếp nhận 1.000 cuốn sách từ Chương trình Hành trình trái tim của Tập đoàn Trung Nguyên

(HBĐT) - Ngày 10/4, Sở VH - TT & DL phối hợp với Tập đoàn Trung Nguyên Legend tổ chức Chương trình trao tặng sách cho Thư viện Hòa Bình. Chương trình tặng sách nằm trong chuỗi "Hành trình từ trái tim - Hành trình Lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc cho 30 triệu thanh niên Việt" do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng từ năm 2012 đến nay.

Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ

Sáng 10-4 (tức mùng 6-3 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh thay mặt toàn thể nhân dân thành kính tổ chức Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Đền Hùng - nơi hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân

(HBĐT) - Đền Hùng - Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia, là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước - tổ tiên chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hàng năm, vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương, hàng triệu người từ khắp mọi miền đất nước lại hành hương về đền Hùng, thành kính dâng nén hương tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng. Chẳng vậy mà bao đời nay, người dân Việt Nam vẫn truyền tụng câu ca: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba/ Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục