(HBĐT) - Ngày 28/6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mục tiêu chung của đề án là việc dạy và học, bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mường cho CB,CC,VC và mọi người dân trên địa bàn tỉnh là góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Đưa chữ viết của dân tộc Mường trở thành một nhân tố nền tảng, bền vững trong việc giáo dục đạo đức, lòng tự tôn dân tộc thông qua các giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ. Đóng góp vào sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc anh em, đồng thời góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đề án có một số nội dung cơ bản như: Sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án; thực trạng về sự hiểu biết tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường và quy mô trường lớp học; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án; hiệu quả của đề án; tổ chức thực hiện; kết luận và đề xuất kiến nghị. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2021 có 5% CB,CC,VC hoàn thành chương trình học tiếng Mường; đến năm 2022, 100% HS,SV trong địa bàn tỉnh được học tiếng dân tộc Mường. Đến năm 2025 có trên 20% CB,CC,VC hoàn thành chương trình học tiếng Mường. Đến năm 2035, 100% CB,CC,VC người dân tộc Mường sử dụng thành thạo tiếng dân tộc Mường. Cụ thể: Từ năm 2018 - 2020: Tiếp thu chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai xây dựng đề án; tổ chức xây dựng đề án; xây dựng đội ngũ chuyên gia, giảng viên cốt cán dạy tiếng dân tộc Mường; tổ chức khảo sát thực tế tại 4 Mường: Bi - Vang - Thàng - Động; xây dựng tài liệu giáo trình; đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường cho các trường học trong tỉnh (khoảng 500 giáo viên). Từ năm 2021 - 2025: Triển khai dạy và học thí điểm ở các trường dân tộc nội trú, một số trường phổ thông, 1 trung tâm GDTX-GDNN, trường CĐ, TCCN và Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; triển khai dạy thí điểm cho CB,CC,VC và người lao động (dự kiến 1 lớp); triển khai giai đoạn 1 cho CB,CC,VC và người lao động (25% CB,CC,VC trong toàn tỉnh, khoảng 4.000 người tham gia). Từ năm 2026 - 2035: Dạy đại trà cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, học sinh các trường phổ thông, học viên các trung tâm GDTX-GDNN, CB,CC,VC và người lao động có nhu cầu trong tỉnh và các địa phương lân cận có nhu cầu.
Để thực hiện, Đề án đã đề ra 5 nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp cụ thể về: Thể chế, cơ chế thực hiện; xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường; xây dựng chương trình, tài liệu và sách giáo khoa; cơ sở vật chất. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đề án trên 60 tỷ đồng...
P.V (TH)
(HBĐT) - Trong 03 ngày (28-30/6), tại thành phố Hòa Bình, Cụm thi đua số III - Bộ TN&MT gồm 6 tỉnh khu vực Tây Bắc: Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai đã tổ chức sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm và Hội thi Văn nghệ - Thể thao năm 2019.
Lần đầu tiên, cuộc thi âm nhạc quốc tế Violin và Hoà tấu Thính phòng Việt Nam diễn ra từ ngày 3 đến 11.8 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Cuộc thi được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 5 năm Liên hoan Âm nhạc Vietnam Connection, đồng thời hướng tới kỷ niệm 65 năm Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Từ hơn 400 năm trước, tranh làng Sình (nay thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến. Là một nhân chứng cho nét văn hóa đặc sắc có bề dày lịch sử lâu đời trên mảnh đất Cố đô, tranh làng Sình nay vẫn tồn tại và đang được giữ gìn dù đi qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian.
(HBĐT) - Vẫn những con người cũ, công việc thường niên: tuyên truyền, cổ động, triển lãm, hướng dẫn nghiệp vụ phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, chiếu phim phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhân dân nhưng Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã có sự đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn đang sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong thời gian qua, huyện bảo tồn được nhiều hang động mang giá trị khảo cổ của người Mường cổ như: Mái đá làng Vành (di tích khảo cổ học cấp quốc gia), nằm ở chân núi Trắng thuộc địa phận làng Vành, xã Yên Phú; hang Khụ Dúng (di tích xếp hạng cấp tỉnh) ở xóm Vó, xã Nhân Nghĩa; khôi phục và lưu giữ các lễ hội truyền thống của người Mường như lễ hội Chiêng Mường, lễ hội xuống đồng đu Vôi… và bảo vệ, tôn tạo các danh thắng để phát triển du lịch.
(HBĐT) - Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, khoảng cách về thế hệ trong các gia đình ngày một lớn hơn. Để thu hẹp được khoảng cách thế hệ này, Bộ VH-TT&DL đã có Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ban hành thí điểm "Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” nhằm xây dựng một hệ thống chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa trong mỗi gia đình Việt Nam, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên, đẩy mạnh giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình. Qua đó, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội, khắc phục các vấn nạn trong hôn nhân, gia đình đang có xu hướng gia tăng. Trong quý II/2019, Sở VH-TT&DL đã thực hiện giới thiệu Bộ tiêu chí trên cho cán bộ làm công tác gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.