(HBĐT) - Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh đã có mặt ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được hơn 20 năm nay. Từ một số hộ ban đầu, đến nay, các cơ sở sản xuất phát triển khá nhanh cả về quy mô lẫn chất lượng chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, đá. Các loại gốc cây, đá cảnh, được các nghệ nhân, thợ lành nghề đang hàng ngày sáng tạo thành các sản phẩm bàn ghế, tủ kệ, giường, các loại linh vật có tính nghệ thuật cao chinh phục thị trường, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững ở địa phương.


Các cơ sở sản xuất, trưng bày sản phẩm gỗ lũa, đá cảnh nằm dọc quốc lộ 6, cạnh trụ sở UBND xã Lâm Sơn kéo dài lên tới gần dốc Kẽm đan xen với những cơ sở dịch vụ, nhà hàng. Nhiều khách bộ hành, khách thăm quan đến tìm hiểu, chiêm ngưỡng sản phẩm đồ mỹ nghệ của làng nghề. Các cơ sở hoạt động khá sôi động. Anh Nguyễn Văn Luận, chủ cơ sở sản xuất gỗ lũa Luận - Hoài cùng các thợ lành nghề đang tỷ mẩn hoàn thiện sản phẩm Di Lặc ngồi ngốc tùng (Tam Phúc) để chuẩn bị đánh bóng, chia sẻ: gốc cây Tam Phúc này đã được khách hàng quen biết đặt từ nhiều tháng trước, có giá mấy chục triệu đồng. Trong quá trình làm, khách hàng thường xuyên qua lại ngắm nhìn. Các thợ lành nghề tập trung hoàn thiện mất gần 1 tháng, sẽ bàn giao cho khách vào đầu tháng 8 này. Hai vợ chồng tôi quê ở Thạch Thất - Hà Nội chuyển đến xã Lâm Sơn làm nghề chế tác gỗ lũ đã được 7 - 8 năm nay. Công việc ngày càng ổn định, khách hàng chủ yếu là người quen biết, người này giới thiệu cho người kia.


Anh Nguyễn Văn Luận, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đang gọt dũa tác phẩm Di Lặc ngồi dưới gốc tùng (Tam Phúc) để bàn giao cho khách hàng.

Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh là loại nghề đặc biệt, đòi hỏi có đam mê và đầu óc thẩm mỹ. Phải biết nhìn nhận, sáng tạo vừa bảo đảm tính tự nhiên nguyên bản của gỗ, vừa toát lên ý nghĩa sâu xa của sản phẩm, càng ngắm càng đẹp, càng mê mới chính phục được những khách hàng khó tính. Cơ sở của anh Luận có 5 người, trong đó có 3 thợ chính làm không hết việc với thu nhập bình quân từ 10 - 12 triệu đồng/người/tháng.

Cơ sở của anh Đoàn Xuân Thành, Trưởng làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn đang sở hữu hàng trăm sản phẩm mỹ thuật có giá trị cao như: Long Chầu, Thần Tài từ gốc gỗ nghiến biểu hiện vui tươi, sán lạn, no ấm; tượng Ông Thọ được chế tác từ gỗ lu ban tài lộc, sức khỏe… Bộ bàn ghế được chế tác từ gỗ gù hương tỏa hương thơm ngát, hợp cho những biệt thự, nhà vườn. Anh Thành tâm sự: Nghề gỗ lũa, đá cảnh của Lâm Sơn có nhiều điều kiện để phát triển vì sở hữu nguồn nguyên liệu là những gốc cây quý, đá cảnh quý tự nhiên của địa phương, cùng với sự trưởng thành của đội ngũ nghệ nhân, công nhân kỹ thuật đã từng bước gây dựng được uy tín trên thị trường mỹ thuật khi tham gia các hội chợ, triển lãm. Các mặt hàng mỹ nghệ gỗ lũa như bàn ghế, linh vật đã cung cấp ra thị trường hàng trăm sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm quý được chế tác từ các loại gỗ quý hiếm, có giá trị nghệ thuật cao như Long Chầu, Ngũ Phúc, Tam Bảo… có nhiều người ao ước muốn sở hữu. Sản phẩm của làng nghề thường xuyên tham gia hội chợ ở các tỉnh khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam và một số tỉnh phía Nam.

Ông Trần Xuân Tú ở xóm Đoàn Kết cũng có thâm niên làm nghề gỗ lũa, đá cảnh được gần 20 năm nay. Cơ sở của ông Tú có quy mô khá lớn ở xã Lâm Sơn, trưng bày hàng trăm sản phẩm từ bàn ghế, các tượng long ly, quy phượng, tam phúc, tam bảo... Ông Tú cho biết: Những năm trước, sản phẩm của cơ sở đã được giới thiệu ở Đài Loan và một vài nước trong khu vực. Hiện, sản phẩm của ông có lượng khách khá ổn định, tiêu thụ tốt ở trong nước.

Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Lâm Sơn cho biết: Đến nay, xã Lâm Sơn có khoảng 50 hộ sản xuất, kinh doanh gỗ lũa, đá cảnh, tập trung ở xóm Đoàn Kết, đã hình thành lực lượng khá đông nghệ nhân, công nhân kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ có chất lượng cao, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người dân trong khu vực. Nghề gỗ lũa, đá cảnh là hướng đi riêng có của xã đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương.


L.T


Các tin khác


“The Lion King” soán ngôi vương sau 3 ngày ra mắt

Sau một thời gian tung trailer "đốn tim" người hâm mộ, bộ phim "The Lion King" (tựa đề tiếng Việt: Vua Sư tử) phiên bản live-action (người đóng) đã chính thức được công chiếu vào ngày 19/7 vừa qua.

Chương trình nghệ thuật xiếc đặc biệt kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ

Chủ đề của chương trình là "Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 60 năm đường Trường Sơn huyền thoại, với những hình tượng về bộ đội Trường Sơn, các cô gái xung phong trên sân khấu xiếc gợi nhiều cảm xúc.

Dấu ấn cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang

Vừa qua, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909-1910”. Đây không chỉ là niềm vinh dự của nhân dân huyện Kỳ Sơn mà còn là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Phan Vũ – Trái tim yêu Hà Nội không bao giờ ngưng

Năm 2010, nhà thơ Phan Vũ có dịp ra Hà Nội, để đích thân đọc trường ca "Em ơi, Hà Nội phố”, chỉ vì "thơ của tôi nhiều người chép tay và truyền miệng, thành ra tam sao thất bản quá”. Khi ấy dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng ai trò chuyện với ông cũng đều cảm nhận được vẻ trẻ trung, sôi nổi và đầy ắp chất lãng mạn, hào hoa của một chàng trai Hà Nội xưa.

Nhà thơ Phan Vũ qua đời ở tuổi 93

Nhà thơ, nhà viết kịch Phan Vũ đã qua đời sáng nay, 17-7 do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 93 tuổi.

Liên hoan tiếng hát công nhân, viên chức, lao động huyện Mai Châu năm 2019

(HBĐT) - Ngày 17/7, huyện Mai Châu tổ chức Liên hoan tiếng hát công nhân, viên chức, lao động (CNVC - LĐ) chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục