(HBĐT) - Nhiều đời nay, ở huyện Yên Thủy và một số địa phương vào các dịp Tết đến xuân về, dịp lễ, việc làng không thể thiếu hương vị rượu làng Đình. Hương vị đậm thơm, được chắt lọc từ những bàn tay tài hoa của người làng Đình giờ đây đã trở thành thương hiệu đi khắp mọi miền Tổ quốc.


 


Rượu làng Đình được gia đình ông Bùi Văn Vinh, xã Phú lai (Yên Thủy) nấu theo cách truyền thống.

Từ xa xưa, sau vụ thu hoạch, mỗi gia đình ở làng Đình, xã Phú Lai thường dùng lúa nếp mới phơi khô nấu rượu. Họ dùng cối xay lật vỏ trấu nấu cơm, trộn men lá ủ đủ ngày tháng đem nấu theo cách riêng của làng để chắt lọc những giọt rượu tinh túy nhất mang đậm hương vị núi rừng. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, loại rượu này đã có từ rất lâu. Sản phẩm rượu thường gắn liền với các hoạt động đời sống văn hóa của nhân dân, đặc biệt lễ hội đình Xàm. Đình thờ nhân thần tên tục là Bùi Văn Khú (Đô Khú) cùng vợ là Thiên Tinh công chúa.

Trong quá trình sản xuất rượu, để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, vào mùa hè, khi nền nhiệt độ cao, nhân dân thường sử dụng hang Cưng, hang núi đá vôi tự nhiên có nguồn nước sạch để ngâm ủ lên men cho sản phẩm rượu làng mình. 

Ông Bùi Văn Vinh, tổ trường tổ hợp tác nấu rượu làng Đình cho biết: Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Rượu cổ truyền Đù Địn" cho tổ hợp tác. Tên Đù Địn là tên làng Đình xưa. Tổ hiện có 18 hộ sản xuất với sản lượng mỗi năm đưa ra thị trường trên 2 nghìn lít rượu. Thu nhập bình quân từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Rượu được nấu theo cách thức truyền thống, tất cả bằng thủ công, men lá thuốc bắc, trưng cất theo hệ thống ngưng tụ qua ống nứa bánh tẻ dài hàng chục mét. Rượu Mường Đình chỉ có thể nấu vào mùa đông. Để làm ra được loại rượu thơm ngon, tinh khiết, ngoài được thiên nhiên ban cho nguồn nước của làng thì người nấu rượu luôn kỹ càng trong sản xuất. Ngay từ khâu chọn thời điểm nấu rượu, đến việc lựa chọn loại gạo, kết hợp với việc ủ men lá truyền thống để thành cơm đe, cho đến cách chọn ống nứa dẫn rượu. Nấu rượu phải để nhỏ lửa, hoặc chỉ để than đỏ, cùng với đó là việc dẫn truyền rượu qua ống nứa bánh tẻ dài từ 5 - 10 m tới chum rượu, bên ngoài chum phải có xô, thùng chứa nước bao quanh để làm lạnh. Trong những năm gần đây, rượu làng Đình chỉ có thể nấu được từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau. 

Từ tháng 12/2017, làng nghề nấu rượu làng Đình đã được cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống. Cùng với đó, UBND huyện Yên Thủy cũng đã xúc tiến việc hỗ trợ quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đăng ký chất lượng cho sản phẩm rượu Đù Địn. Hiện nay, việc tổ chức sản xuất rượu theo hộ nhưng có sự quản lý và thống nhất chung nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các hộ chấp hành đúng quy chuẩn sản xuất rượu dưới sự giám sát của tổ hợp tác, đảm bảo các điều kiện về sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giữ đúng cách sản xuất rượu truyền thống để lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

                                                                       Lâm Đức

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục