Tại Liên hoan phim Việt Nam vừa khép lại ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bộ phim về đề tài cải lương truyền thống đã xuất sắc giành giải Bông Sen Vàng, mặc dù trước đó nhiều dự đoán cho rằng giải sẽ thuộc về tay bộ phim được Nhà nước đầu tư vốn "Truyền thuyết về Quán Tiên”.


Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ sĩ tại lễ bế mạc LHP.

Đến dự Lễ Bế mạc - Trao giải Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Hồng Lĩnh cùng đông đảo nghệ sĩ, diễn viên, nhà sản xuất phim, các vị khách mời và người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong bốn ngày từ 23 đến hết 27-11, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 đã có nhiều hoạt động thú vị như nghệ sĩ giao lưu với khán giả, chiếu phim ngoài trời, hội thảo nâng cao chất lượng phim trong thời kỳ hội nhập..

Có 74 tác phẩm tham gia tranh giải tại Liên hoan phim, bao gồm: 16 phim truyện điện ảnh, 29 phim tài liệu, chín phim khoa học, và 20 phim hoạt hình.

Giải Bông sen Vàng thuộc về bộ phim "Song Lang" của đạo diễn Leon Quang Lê, do Công ty TNHH Phim Studio 68 sản xuất. Ba phim truyện giành giải Bông sen bạc gồm "Cua lại vợ bầu”, "Hai Phượng” và "Truyền thuyết Quán Tiên”.

Giải thưởng Ban Giám khảo được trao cho phim "100 ngày bên em".

Các giải thưởng cá nhân bao gồm giải Đạo diễn xuất sắc thuộ về đạo diễn Leon Quang Lê (Lê Nhật Quang) - Bộ phim "Song Lang"; giải Tác giả kịch bản xuất sắc được trao cho Đoàn Nhất Trung - phim "Cua lại vợ bầu”; giải Quay phim xuất sắc: Nguyễn K'Linh - phim "Người bất tử".

Các giải diễn xuất ghi nhận sự bất ngờ khi nhiều tên tuổi có bề dày và nhiều thành tích trong sự nghiệp diễn xuất lại phải nhường chỗ cho những diễn viên hoàn toàn mới mẻ tại "đấu trường” Liên hoan phim Việt Nam. Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc thuộc về Hoàng Yến Chibi - phim "Tháng năm rực rỡ"; giải Nam diễn viên chính xuất sắc rơi vào tay diễn viên hài Trấn Thành - phim "Cua lại vợ bầu"; giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc được trao cho Cát Vi - phim "Hai Phượng"; giải Nam diễn viên phụ xuất sắc được trao cho Issac - phim "Song Lang".

Giải Họa sĩ thiết kế mỹ thuật xuất sắc thuộc về Ghia Phạm - phim "Song Lang", giải Âm nhạc xuất sắc thuộc về tác giả Trần Mạnh Hùng - phim "Truyền thuyết về Quán Tiên"; giải Âm thanh xuất sắc được trao cho Vũ Thành Long - phim "Song Lang".

Ở thể loại phim Tài liệu - Khoa học, giải Bông sen Vàng Phim tài liệu được trao cho phim "Chông chênh", Trung tâm phim Tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất. Bông sen Bạc thuộc về các phim "Chư Tan Kra" và "Joris Ivens và Ngọn gió Việt Nam".

Giải thưởng Ban Giám khảo được trao cho các phim "Ở nơi cửa ngõ Hoàng Sa", "Trại Davis", và "Điểm tựa bình yên".

Giải Bông sen Bạc Phim Khoa học được trao cho các phim "Cuộc chiến chống đại dịch SARS", và "Ô nhiễm nhựa ở biển". Không có giải Bông sen Vàng ở thể loại này. Giải thưởng Ban Giám khảo được trao cho phim "Trầm cảm sau sinh” và "Ghép tạng".

Ở thể loại phim Hoạt hình, giải Bông sen Vàng thuộc về phim "Người anh hùng áo vải”. Bông sen Bạc thuộc về các phim "Vầng sáng ấm áp", "Sắc màu những ô cửa", và "Bí mật của những đứa trẻ", cả bốn phim kể trên đều do Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất.

Giải thưởng Ban Giám khảo thuộc về"Bí mật hang Duôn", Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất; và phim "Tàn thể tiền truyện", Công ty Cổ phần Dịch vụ văn hóa truyền thông Sáng Ý sản xuất.

Trong số các giải cá nhân, giải Họa sĩ tạo hình xuất sắc được trao cho Bùi Mạnh Quang - phim "Ngôi sao xanh kỳ lạ", "Truyền thuyết thác Pongour", Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam. Giải Họa sĩ diễn xuất xuất sắc được trao cho nhóm họa sĩ của bộ phim "Người anh hùng áo vải", Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam.

Giải thưởng Phim truyện được yêu thích nhất do khán giả bình chọn thuộc về bộ phim "Chú ơi đừng lấy mẹ con".

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục