(HBĐT) - Trước khi được tác giả Nguyễn Hữu Đức Thắng (xã Tu Lý, huyện Đà Bắc) tặng những tập sách như tập thơ Đan nắng (năm 2008), tập truyện ngắn Trầm tích tình yêu (năm 2015), tập thơ Chuộc lại cái nhìn (năm 2019), đã biết ông là một cộng tác viên của Báo Hòa Bình. Hồi đó, khi đọc các tác phẩm trên mục văn hóa -văn nghệ số Báo Hòa Bình chủ nhật, chỉ biết ông là một nhà giáo đã gắn bó cả đời mình cho sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng cao Đà Bắc. Không phải người gốc Hòa Bình (quê Thạch Thất - Hà Nội), nhưng đọc mỗi câu thơ, mỗi truyện ngắn của ông thấy được cái tình mênh mang, hồn hậu của người từng trải với quê hương Đà Bắc, Hòa Bình...


Tập thơ Chuộc lại cái nhìn (Nhà xuất bản Hội nhà văn) in 75 bài thơ với nhiều thể loại thơ, đề tài khác nhau. Người đọc bắt gặp đâu đó một mảnh làng quê xứ Đoài mây trắng của ông với những hình ảnh quen thuộc: quê hương, làng xóm, người bà, người mẹ, bạn bè tuổi ấu thơ, những cánh đồng làng... được gợi lại bằng những ký ức đẹp. Những rung cảm trước những lúc chuyển mùa: xuân, hạ, thu, đông; trước những nhân tình thế thái... Với giọng thơ hiền lành, mộc mạc, chân tình không lạm dụng những từ ngữ mang tính học thuật, triết lý, ông tha thiết cất lên những rung cảm đẹp về cuộc sống, con người với đất, người Đà Bắc, quê hương Hòa Bình. Người đọc dễ dàng thấy tác giả được đi và đến nhiều vùng đất ở Đà Bắc trong hành trình làm người thầy, một người con đã lấy đây là quê hương mình. Vì thế, thấy được sự giao hòa, đồng cảm, chia sẻ của ông đối với mỗi địa danh, mỗi làng bản, dòng sông, trường lớp đã từng qua. Mỗi câu thơ được cất lên không phải từ góc nhìn thẩm mỹ của một "du khách", "người xa lạ" mà chính là người trong cuộc, được nếm trải những mặn, ngọt cuộc đời trên chính mảnh đất này. Thật đồng cảm cùng tác giả: Tình rừng, nghĩa bản, duyên đời/ Càng yêu cuộc sống non tươi mắt nhìn (Chặng đường tôi đã qua). Ít có những cung bậc ủy mị, mà toát lên ánh nhìn tươi vui về cuộc sống, về đời dẫu nhiều gian khó đã qua, dẫu đứng trước những bước ngoặt cuộc đời: Tôi ước thành làn gió mát/Thơm lên mái tóc trẻ thơ. Với tâm thế của một người thầy, một người đàn ông từng trải đã đi qua bao thăng trầm... nên thơ ông đem đến cho người đọc những niềm vui, lạc quan cùng khát vọng hướng tới hạnh phúc. Ông đã đem đến cho người đọc một hình ảnh Đà Bắc nên thơ, gợi nhớ mang âm hưởng xứ Mường: Tiếng cồng chiêng vời vợi/ Nhịp xòe đêm trăng thanh/ Về Đà Bắc đi anh (Về Đà Bắc đi anh). Nếu không gắn bó,  hiểu rõ và yêu thương mỗi miền quê, làm sao có những tiếng lòng tha thiết như vậy. Cho nên cũng dễ đồng cảm cùng ông đến với miền quê Cao Sơn đang bừng thức cuộc sống ngày mới: Hè về gợi nhớ quê hương/ Gió vương hương lúa nắng xiên tán chè/ Chim gù át cả tiếng ve/ Hang Sưng trầm tích vọng về hồn xưa (Về Cao Sơn). Một ngọn đồi, một vùng hồ, dòng sông, ngôi nhà sàn hay từng địa danh... được ông nâng niu và gửi gắm bao nhớ thương, ân tình... Nhìn rộng ra, đó là tình người, sự giao hòa của những con người quý trọng một vùng quê, vùng đất Hòa Bình giàu bản sắc văn hóa. Nhiều bài thơ, là những mảng tầng lớp ký ức của một thời Hòa Bình con gian khó, điều mà một người đơn giản sẽ khó nhận ra. Nếu không sống hòa mình với bà con vùng cao, làm sao có thể chắt lọc được hình ảnh rất đời thường, bình dị mà thấm thía này: Thương cối gạo nương dưới tầu lá cọ/ Cần mẫn bóc từng hạt thóc/ Chuốt thành gạo trắng trong/ Chiếc cọn nước đằm mình/ Chở từng hạt ngọc (Đi qua cơn mưa). Bài thơ "Thời để nhớ" như cuốn phim tư liệu về Hòa Bình những năm 70, 80 của thế kỷ trước, cùng những người Hòa Bình chăm chỉ, chịu khó vượt qua những thách thức của công cuộc mưu sinh. Một hình ảnh gợi nhớ: Phố chạy dài qua chợ/ Nhấp nhô phên vách đan cài/ Nứa chất chồng đầu đường cuối phố/ Dựng đầy trên những chạc cây... Tấp nập rộn ràng trên phố/ Tiếng chẻ nứa pha nan... Những hình ảnh thân thương một thời khiến nhiều người rưng rưng khóe mắt, nhưng vẫn toát lên sức sống cho ngày mai: Nay mười huyện, bốn Mường/ Như cây rừng sống chung nguồn nước... Thênh thang thành phố trẻ/ Xuân nay - ấm nắng - trắng hoa mơ...

Không ham triết lý, không màu mè trong câu từ, ý tứ, thơ của tác giả Đức Thắng neo vào lòng bạn đọc chính vì sự giản dị, yêu thương cuộc đời. Giữa bộn bề, mệt mỏi đời thường, bạn đọc có thể "tựa" vào những câu thơ hiền hậu đó để thêm tin yêu, ấm áp.


Bùi Huy

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục