Trong thời gian cả nước nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19, nhiều tác giả ở mọi lứa tuổi đã thể hiện tình cảm qua những bức tranh mang tính thời sự sinh động, giàu cảm xúc về cuộc sống và con người Việt Nam trong "cuộc chiến" đầy cam go, thử thách giữa thời bình.


Vẽ về những tháng ngày khó quên

Tác phẩm Biệt thự 39 Tô Hiến Thành của Trần Nam Long.

Lấy ý tưởng và thực hiện chủ trương hạn chế ra ngoài, không tụ tập đông người nhằm phòng, chống dịch, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội (Urban Sketchers Hanoi) đã phát động thử thách đặc biệt: vẽ liên tục trong 14 ngày với chủ đề "Quyết chiến NCOVI"; dành cho mọi lứa tuổi và nghề nghiệp. Mỗi ngày, người tham gia gửi một bức tranh với chất liệu và kích thước bất kỳ vào Facebook của nhóm; khuyến khích vẽ về cảnh sinh hoạt, đời sống người dân trong "mùa" dịch Covid-19; công tác phòng, chống dịch; khung cảnh thiên nhiên, nhà cửa, đường phố; đồ dùng, thiết bị phòng, chống dịch…

Sau hơn một tuần phát động, thử thách đã thu hút được hàng trăm tác phẩm của nhiều người thuộc mọi ngành nghề, lứa tuổi, nhỏ nhất là những em bé mới lên 7 tuổi. Các bức tranh phong phú về chất liệu và hình thức thể hiện, với nhiều thể loại như ký họa, cổ động...; bên cạnh bút pháp cứng cáp, sắc mầu sống động của họa sĩ chuyên nghiệp có cả những nét vẽ đơn giản, hồn nhiên của trẻ em. Các tác phẩm mang đến cho người xem một bối cảnh khẩn trương, quyết liệt của Hà Nội trong những ngày gồng mình chống dịch. Ðó là khung cảnh các bác sĩ mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang nhanh chóng chuyển người bệnh lên xe cấp cứu; hình ảnh một bác sĩ vẫy tay chào từ phía trong của phòng áp lực âm; là khoảnh khắc đong đầy yêu thương khi người dân đem đồ ăn, gửi quà "tiếp sức" cho các y sĩ, bác sĩ; những chiến sĩ âm thầm canh gác, bảo vệ ở khu cách ly ban đêm… Bên cạnh đó, là cuộc sống có phần "kỳ lạ" so với thường ngày của người Hà Nội ở khu phố Trúc Bạch những ngày cách ly; khi cả nhà cùng nhau tập thể dục trước màn hình ti-vi; con học trực tuyến trong phòng, bố về sớm vào bếp… Và không thể thiếu những nét đẹp rất đỗi đời thường Hà Nội, như: một cây hoa sưa bung nở tinh khôi nơi góc phố, bó hoa loa kèn bên khung cửa sổ cũ hay gánh hàng cháo thân thương trên vỉa hè...

Kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy, trưởng nhóm Ký họa đô thị Hà Nội cho biết, dự định, sau khi kết thúc, nhóm sẽ chọn những tác phẩm tốt để thực hiện vi-đê-ô triển lãm trên mạng và bán đấu giá online; một phần số tiền thu được dành góp quỹ phòng, chống Covid-19 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động.

Dịp này, trẻ em cả nước cũng đang nhiệt tình hưởng ứng cuộc thi Vẽ tranh thiếu nhi "Bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh Covid-19" do Hội đồng Ðội Trung ương tổ chức, vừa là để các em được vui vẻ, thư giãn trong thời gian nghỉ học ở nhà; đồng thời nhằm phát hiện, động viên những năng khiếu hội họa. Sau hơn một tuần phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 1.000 bức tranh gửi tham dự. Bên cạnh hưởng ứng cuộc thi, một số nơi cũng tổ chức các cuộc vận động sáng tác của địa phương: Tỉnh đoàn Yên Bái phát động thi vẽ tranh "Bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh Covid-19", nhận được nhiều sự tham gia của trẻ em. "Cùng áo xanh thắng nhanh Covid-19" là chủ đề sáng tác tranh của học sinh tỉnh Nghệ An. Cuộc thi vẽ tranh "Cổ động phòng, chống dịch Covid-19" của Trường THCS Ðoàn Thị Ðiểm, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ nhận được hơn 50
bức tranh…

 

Vẽ bằng sự ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi, các em đồng thời thể hiện được ý thức với bản thân và sự quan tâm đến cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh. Từ tháng 2 vừa qua, không tham gia cuộc thi nào, nhưng cô bé Nguyễn Ðới Chung Anh, học sinh lớp 4E Trường tiểu học Nam Thành Công, quận Ðống Ða, Hà Nội đã tự phát vẽ những bức tranh về đại dịch Covid-19 hết sức độc đáo. Chung Anh cho biết: "Cháu xem thời sự thấy nói nhiều về dịch Covid-19 cho nên cháu vẽ. Cháu chỉ mong dịch bệnh chóng qua để tất cả mọi người không vất vả, thiệt hại". Ðặc biệt, cậu bé khiếm thính Trần Nam Long 15 tuổi, thành viên nhóm Ký họa Hà Nội trong những ngày nghỉ học ở nhà liên tục vẽ về các y sĩ, bác sĩ, nhân viên phục vụ đang phòng, chống dịch. Cuối tháng 3, tại cuộc đấu giá tranh online gây quỹ ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 của nhóm Vietnam Art Space, Nam Long tham gia với bức tranh "Biệt thự 39 Tô Hiến Thành"; được bán giá 25 triệu đồng, cậu đã dành một nửa số tiền ủng hộ quỹ, số còn lại để dành cho chi phí phẫu thuật ghép xương của mình vào tháng 8 tới.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục