Bộ phim truyền hình "Những ngày không quên” đang phát sóng trên kênh VTV1 cùng nhiều dự án phim tài liệu với chủ đề phòng, chống dịch bệnh đang được sản xuất mang đến sự chia sẻ, cổ vũ cộng đồng.


Cảnh trong phim "Những ngày không quên”. (Ảnh do đoàn làm phim cung cấp).

Mảng phim truyền hình đã có những thay đổi kịp thời và cần thiết. Đầu tiên là việc VTV1 tạm dừng phát sóng bộ phim chủ đề tâm lý tình cảm "Đừng bắt em phải quên” thay bằng phim "Mùa xuân ở lại”, tác phẩm mang thông điệp "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/Gian khổ sẽ dành phần ai”. Đây cũng là thời gian đoàn phim "Những ngày không quên” gấp rút, tích cực sản xuất, đưa bộ phim chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 lên sóng truyền hình. Bộ phim là tác phẩm của hai đạo diễn Nguyễn Danh Dũng, Trịnh Lê Phong; biên kịch Trịnh Khánh Hà, Nguyễn Thu Thủy; quy tụ nhiều NSND: Trung Anh, Hoàng Dũng, Bùi Bài Bình; các diễn viên: Thu Quỳnh, Bảo Thanh, Bảo Hân, Đình Tú, Phương Oanh, Quốc Trường… Và bây giờ đến lượt "Những ngày không quên” phát sóng thay thế cho "Mùa xuân ở lại”.

Dự kiến, phim dài khoảng 50 tập, lấy bối cảnh, nhân vật từ hai bộ phim truyền hình quen thuộc "Về nhà đi con” và "Cô gái nhà người ta” được phát sóng gần đây. Phim phản ánh câu chuyện dịch bệnh ập đến kéo theo những thay đổi trong đời sống gia đình và nảy sinh nhiều tình huống xáo trộn của xã hội, như: Đổ xô mua, tích trữ thực phẩm, găm hàng, tăng giá, tung tin đồn thất thiệt, trốn cách ly… nhưng cũng từ những biến động ấy, tình người và trách nhiệm công dân vẫn trở thành điểm sáng tạo nên niềm xúc động, lan tỏa với cộng đồng.

Chia sẻ về phim "Những ngày không quên”, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng cho biết, kịch bản được hoàn thành trong thời gian rất ngắn, các diễn viên cũng được liên lạc gấp để quay trong những ngày dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn sức khỏe cho đoàn phim và chất lượng tác phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là lần đầu, Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện một bộ phim dài tập kết hợp bối cảnh, nhân vật sẵn có ở những bộ phim khác. Cách thức mới này hứa hẹn tạo ra nhiều bất ngờ, thú vị cho khán giả. Một số diễn viên chia sẻ, vì quay đúng thời điểm dịch bệnh cho nên chuyện hậu trường cũng có nhiều khác biệt. Chẳng hạn, khâu kiểm dịch hay giãn cách đúng cự ly luôn được thực hiện nghiêm túc; từ chai nước uống tới hộp đồ ăn của mỗi thành viên đoàn phim đều ghi tên, xếp riêng chứ không dùng chung hoặc ăn uống tập trung như trước.

Thời điểm này, hàng loạt phim cũ có đề tài về dịch bệnh đang được khán giả trong nước và thế giới xem nhiều trên nền tảng trực tuyến, như: Bệnh truyền nhiễm, Vương triều xác sống, Lối thoát hậu tận thế… Điều đó cho thấy, đại dịch luôn là đề tài có sức thu hút lớn với giới làm phim và khán giả. Ở Việt Nam, ngoài phim truyền hình, mảng phim tài liệu cũng đã bắt nhịp. Ngày 3-4, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có công văn gửi Công ty TNHH một thành viên Hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương, đề nghị điều chỉnh kế hoạch sản xuất phim "Cuộc chiến không giới hạn” (phim tài liệu về phòng, chống dịch Covid-19), sẽ sản xuất ngay trong năm 2020, thay cho kế hoạch cũ là năm 2021. Cùng thời điểm này, một số nhóm sản xuất phim tài liệu đã thực hiện xong những cảnh quay tại các điểm nóng về dịch bệnh, như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai… cho những bộ phim về cuộc chiến chống dịch bệnh. Nhà sản xuất Phan Ý Linh, một thành viên đoàn phim của VTV7, cho biết: "Với tư cách là một công dân, chúng tôi tuân thủ những yêu cầu của Nhà nước trong khoảng thời gian khó khăn này. Bên cạnh đó, với tư cách là người làm nghề, chúng tôi cũng muốn đóng góp công sức để phòng, chống dịch ở những khía cạnh khác, trong đó phim ảnh vừa phản ánh thực tế, vừa tri ân những lực lượng đang gồng mình chống dịch. Đó sẽ là những dữ liệu quý giá cho mai sau”.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục