(HBĐT) - Trang phục truyền thống là nét đẹp văn hóa đặc trưng của các dân tộc. Ở 2 xã vùng đồng bào người Mông Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), trang phục dân tộc vẫn được bà con sử dụng gần như thường ngày. Khách du lịch vì thế cảm thấy thích thú, có ấn tượng đặc biệt khi đến đây.


Người Mông 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) mặc trang phục dân tộc khi đi chơi chợ. 

Chúng tôi gặp chị Sùng Y Dua ở bản Hang Kia, xã Hang Kia khi chị đang gặt lúa trên nương. Vẫn với trang phục váy áo của dân tộc mình, chị Dua chia sẻ: Trong gia đình, nếu đã là phụ nữ thì đều biết may vá, thêu thùa. Như bản thân tôi, ngay từ tấm bé đã được mẹ, bà truyền dạy để thạo việc. Với người con gái Mông, trang phục chính là của cải, là của hồi môn trước khi lấy chồng. Dù ở nhà, đi làm hay đi chơi, đi hội, chị em rất thích mặc nó. Mỗi khi xúng xính trong bộ váy áo truyền thống, phụ nữ Mông luôn thấy thoải mái và hãnh diện.      

  Không chỉ phụ nữ mà hiện nay, đàn ông người Mông cũng mặc trang phục dân tộc khá thường xuyên. Có những bậc cao niên như ông Sùng A Tô ở bản Xà Lĩnh, xã Pà Cò mặc trang phục dân tộc mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt. Ngày nay, lớp thanh niên, con trẻ người Mông ít mặc hơn, nhưng ai cũng có ít nhất một bộ dùng khi có việc đi đâu hoặc dịp lễ, Tết, hội hè.

Có dịp đến phiên chợ vùng cao Pà Cò vào ngày Chủ nhật, cả chợ phiên rực rỡ sắc màu trang phục của phụ nữ Mông. Bà con người Mông xuống chợ cũng giống như được đi chơi hội. Đây cũng là nơi các chàng trai, cô gái Mông phô diễn nét đẹp trang phục của dân tộc mình. Trong chợ phiên, phụ nữ Mông còn tranh thủ lúc bán hàng để se lanh, nối lanh, thêu họa tiết bằng tay, tạo nên những chiếc váy Mông tinh tế, sặc sỡ.

Theo cụ Phàng Y Mải ở bản Pà Háng, xã Pà Cò: Đời này nối đời khác, đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông tự làm ra trang phục phục vụ đời sống sinh hoạt trong gia đình. Trang phục của đàn ông đặc trưng là màu đen, ống quần rất rộng để có thể leo đồi, lên núi và múa khèn dễ dàng. Đi kèm với bộ trang phục không thể thiếu thắt lưng (còn gọi là lăng dua la). Trang phục phụ nữ Mông gồm váy và áo. Váy (tiếng Mông là ta) là loại váy mở, có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa. Phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa một vòng bụng và có 2 dây để buộc. Trên nền váy chàm, hoa văn được thêu, in và ghép từng tấm rất ấn tượng, độc đáo. Áo (gọi là so) có cổ hình chữ V, được nẹp thêm màu vải tùy thích, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật trang trí hoa văn hài hòa, trang nhã, có gắn đồng bạc tạo âm thanh vui nhộn cho trang phục. Đặc biệt, hai ống tay áo được thêu hoa văn với đủ màu sắc từ nách đến cửa tay, khiến chiếc áo trở nên nổi bật.

Trồng lanh, dệt vải, may áo lanh, thêu thổ cẩm, vẽ sáp ong, nhuộm hoa văn đã trở thành nghề truyền thống của phụ nữ người Mông. Mỗi bộ trang phục Mông chứa đựng bao vất vả, nhọc nhằn, bởi để làm ra được phải mất quãng thời gian cả tháng trời. Trang phục của người Mông, nhất là trang phục của phụ nữ Mông ở Hang Kia - Pà Cò độc đáo ở nghệ thuật tạo hình, sự kỳ công từ việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh. Bà con trồng lanh, cắt lanh về phơi nắng khoảng 1 tuần rồi tước sợi, tiếp đó đưa vào cối giã mềm rồi nối lại. Lanh cuốn thành từng cuộn trong và mang đi giặt, luộc cho tới khi sợi lanh mềm, trắng thì mang phơi, rồi dùng gồng chia sợi trước khi dệt thành tấm vải.

Ông Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: Ngày nay, việc bảo tồn nét văn hóa qua trang phục dân tộc vẫn được người Mông ở 2 xã vùng đồng bào dân tộc Mông gìn giữ gắn với phát triển du lịch. Bên cạnh ý thức giữ gìn bản sắc trang phục, xã Pà Cò hiện có 1 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã được công nhận năm 2019. Thông qua bảo tồn, gìn giữ trang phục, hoạt động làng nghề truyền thống để thu hút, giúp du khách có trải nghiệm về sự cầu kỳ, tinh xảo trong các công đoạn làm ra trang phục, góp phần thúc đẩy du lịch ở địa phương.            

Bùi Minh

Các tin khác


Đại sứ quán Hoa Kỳ hỗ trợ tu sửa thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ, phần mái vòm và cổng thành phía nam vừa được tu sửa xong với sự tài trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Dự án vừa được khánh thành tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Nét mới trong công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Vốn có nền tảng, bề dày kinh nghiệm trong công tác thông tin, truyền thông, bước vào năm 2020, trước hàng loạt sự kiện lớn của đất nước, địa phương, Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong đã tạo "luồng gió mới” trong công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động.

Nhà báo Đức 86 tuổi ra mắt cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 30/6, tại Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, nhà báo Hellmut Kapfenberger đã trao tặng Đại sứ Nguyễn Minh Vũ cuốn sách "Tiểu sử chính trị Hồ Chí Minh” mới xuất bản.

Gần 500 người tham gia giao lưu tuyên truyền về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS

(HBĐT) - Tối 30/6, Tỉnh Đoàn phối hợp với Huyện Đoàn Tân Lạc tổ chức chương trình giao lưu truyền thông tuyên truyền về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trong thanh, thiếu niên năm 2020 tại xã Phú Cường. Đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thường trực BCĐ 09 tỉnh, huyện Tân Lạc và gần 500 đoàn viên, thanh thiếu nhi (ĐV, TTN) và người dân tham dự chương trình.

Huyện Đà Bắc: Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn huyện Đà Bắc được được triển khai sâu rộng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, góp phần ổn định ANCT - TTATXH, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Làm báo “một thời chiến tranh”, “một thời hòa bình”

Đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, từng là "cây phóng sự” tài danh của báo Lao Động, từ Sài Gòn ra Hà Nội, tặng tôi cuốn sách với cái tên gợi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước ta trong những tháng năm chống Mỹ, cứu nước: "Chúng tôi - một thời mũ rơm, mũ cối” (ảnh bên) (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh - quý I-2020).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục