Thị trường sách đang sôi động với cuộc cạnh tranh về các ấn bản đặc biệt. Có vẻ như các nhà xuất bản, nhà sách tung ra những ấn phẩm này bên cạnh các ấn bản phổ thông với mong muốn sách bán chạy hơn, nhưng liệu điều đó có đúng và cần thiết ?



Bìa cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ.

Thị trường sách tháng 4 và tháng 5 được chú ý không phải chỉ vì hội sách trực tuyến hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21-4 trong mùa dịch Covid-19 mà còn vì cùng một lúc, có hai nhà sách thông báo phát hành ấn phẩm đặc biệt Một chiến dịch ở Bắc Kỳ. Ðây là cuốn sách tường thuật bằng hình ảnh về những cuộc hành quân của thực dân Pháp xâm lược tại miền bắc Việt Nam trong những năm 1884 đến 1886 của bác sĩ quân y Ô-các (Hocquard), người đã trực tiếp tham gia các chiến dịch này.

Sau khi Omega Plus Books thông báo sẽ phát hành cuốn sách vào ngày 15-4, chỉ một ngày sau, Công ty cổ phần Văn hóa Ðông A cũng cho biết như vậy trên trang facebook của mình. Dường như để cạnh tranh với sách của Omega Plus Books, bên Ðông A còn thông báo chi tiết Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là ấn bản đặc biệt đầu tiên được công ty thực hiện trong bộ sách về Ðông Dương. Việc phát hành các loại ấn bản đặc biệt S500 và S100 với các mức giá bìa khác nhau cho thấy quyết tâm cạnh tranh và tham vọng chứng tỏ vị trí hàng đầu về những ấn bản đặc biệt của công ty. Theo đó, có 511 ấn bản đặc biệt S500 được ra mắt, trong đó có 11 bản đặt riêng cho dự án hợp tác Pháp - Việt giữa Ecole Normale Superieure và Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Các ấn bản này được in trên giấy mỹ thuật cao cấp bằng công nghệ mực vi sinh, bìa bọc da, cạnh mạ nhũ vàng và được đóng dấu đỏ của Ðông A dành cho người sưu tầm và chơi sách. Ðáng chú ý, đây là các ấn bản được Ðông A gia công sau in hoàn toàn thủ công.

Trước Omega Plus Books và Ðông A, Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam cũng từng rất thành công với cuốn Nghệ thuật Huế, trong đó có 500 ấn bản đặc biệt bằng bìa da, có hộp, mạ vàng cạnh, đánh số từ 001 đến 500 và giá khá mềm (500 nghìn đồng) nếu so với ấn bản cao cấp cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ của Ðông A giá 1,2 triệu đồng. Thừa thắng xông lên, Nhã Nam tung ra 100 bản đặc biệt của năm cuốn đầu tiên trong bộ Việt Nam danh tác đã từng in trước đây, cũng như chuẩn bị phát hành cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ tưởng như chỉ là sân chơi của Omega Plus Books và Ðông A. Ngoài ra, còn có nhiều ấn bản đặc biệt khác được nhiều đơn vị cùng phát hành trùng thời điểm như: Chút lời mênh mông (thơ) của Nguyễn Ðức Sơn do Thư viện Huệ Quang và Nhà xuất bản Ðà Nẵng phát hành; Mây bay qua trời xưa (thơ) và Trên thiên đường ký ức (tập truyện ngắn) của Nguyễn Thị Hoàng do New Viets và Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành; Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà xuất bản Văn học phát hành…

Việc nhiều nhà xuất bản, công ty sách ra các ấn bản đặc biệt giúp người đọc, người sưu tầm có thêm lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề là liệu có hợp lý hay không khi cùng một đầu sách mà có đến ba nhà sách cùng in, phát hành?

Nếu như trước đây, chỉ có thơ, tùy bút, tiểu thuyết… mới được tác giả và người làm sách để tâm đến vẻ đẹp cho ấn phẩm thì hiện nay có cảm giác ấn phẩm nào khi được phát hành cũng sẽ có bản phổ thông và bản đặc biệt. Nghĩa là sách khảo cứu, lịch sử, triết học… đều có thể in bản đặc biệt, thậm chí, xưng danh là "đặc biệt" mà có đến hàng trăm bản, thậm chí tái bản vài lần… Lúc này, quy ước số lượng in rất ít vốn là một nét riêng của bản đặc biệt, không còn được chú ý. Thậm chí, người đọc, người chơi sách lao vào săn tìm bản đặc biệt mà chẳng đoái hoài đến nhu cầu sử dụng hay chất lượng của ấn phẩm, miễn là có được nó để trưng bày. Ðành rằng những ấn bản đặc biệt sẽ làm đẹp hơn rất nhiều các tủ sách, thư phòng, song các ấn bản đặc biệt như: Beethoven, Nghệ thuật Huế, Nghiên cứu bản đồ cửa sông hải cảng Việt Nam thế kỷ XV… liệu còn mang ý nghĩa cung cấp kiến thức hay đơn giản chỉ là mỹ vật trưng bày. Chưa kể, có những ấn bản đặc biệt in bằng bìa da PU, minh họa và tên sách trên da được ép kim, nhũ bạc hoặc nhũ vàng tùy mầu da bìa, nếu mang ra đọc thường xuyên rất dễ làm bìa bong tróc; còn để lâu cũng khó bảo quản với điều kiện thời tiết nồm, ẩm của nước ta. Như thế, nếu bỏ ra hàng triệu đồng cho một bộ sách đó, người sưu tầm sẽ nghĩ gì khi những ấn bản đặc biệt không còn giữ được vẻ đẹp bên ngoài sau một khoảng thời gian ngắn ngủi?

Tuy biết như vậy, nhưng nhiều bạn đọc và người sưu tầm, chơi sách vẫn theo đuổi những ấn bản đặc biệt của các nhà xuất bản, các công ty sách tung ra. Cũng vì thế, sau mỗi đợt phát hành, giá bìa ấn bản đặc biệt thường bị đẩy lên nhiều lần mà vẫn cháy hàng. Việc "chơi" sách của bạn đọc và người sưu tầm khiến cuộc cạnh tranh giữa các nhà xuất bản, công ty sách trở nên quyết liệt hơn. Các nhà xuất bản, công ty sách luôn phải tự làm mới mình, chú trọng cho ra những đầu sách chất lượng, ấn bản đẹp.

TheoNhanDan


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục