(HBĐT) - Dư âm về "chiếu hát" lần đầu tiên được mở lại sau nhiều năm ở sân hội đình Khói, xã Ân Nghĩa vẫn còn đọng lại trong tâm trí nhiều người dân vùng đất Mường Vang - Lạc Sơn. Không khí sôi nổi, điệu hát đắm say, cả hội xuân như cuốn theo "chếu hát”...


Loại hình diễn xướng dân gian với lối hát cổ đã trở thành món ăn tinh thần của người dân huyện Lạc Sơn nhiều năm qua.

Di sản dân ca Mường

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, Lạc Sơn được coi là huyện vùng lõi của người Mường và văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình. Nơi đây còn truyền tụng câu ca: "Cơm Mường Vó, lọ Mường Vang, thường rang Mường Búm Khói”. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã coi dân ca Mường nói chung, trong đó có hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên là những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của địa phương mang theo giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn sâu sắc. 

Còn theo ông Bùi Văn Nỏm, nguyên Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn, người có tâm huyết trong việc sưu tầm, gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, hiện nay, dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng người Mường ở Lạc Sơn vẫn duy trì, gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét văn hóa đó là nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên. Đây là sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc của người Mường. Là lối hát truyền khẩu có nguồn gốc từ xa xưa. Các cuộc hát có thể diễn ra trong đám cưới, mừng nhà mới, ngày lễ, ngày hội. Nội dung phong phú, giàu chất thơ, mượn cảnh vật thiên nhiên để ví von trao gửi tâm tình bằng làn điệu, âm nhạc mộc mạc, giản dị do ca từ tạo nên. Chủ đề trong hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên rất rộng, từ chuyện chào hỏi, tình yêu đôi lứa, mùa màng, phong tục tập quán, chúc tụng nhau dịp Tết ca ngợi quê hương, đất nước... Nét đặc sắc của lối hát là thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của người tham gia. Người hát tự đặt lời bài hát hoặc vận dụng từ vốn kho tàng dân ca của dân tộc mình. 

Thời gian qua, hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên đã được tổ chức tại các dịp lễ, Tết như lễ hội đình Cổi, đình Băng, đình Khói, lễ hội xuống đồng... thu hút hàng vạn người theo dõi. Đặc biệt được phát huy mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư, trở thành điểm nhấn trong các lễ hội, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng trên địa bàn huyện. Từ mong muốn gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc này, một số câu lạc bộ (CLB) hát dân ca đã ra đời, duy trì và phát triển như CLB Mường Khai, Mường Khói (xã Ân Nghĩa), Bai Chim (xã Tân Mỹ)... Một số nghệ nhân, những người tâm huyết, mong muốn giữ gìn, bảo tồn các làn điệu dân ca Mường như Bùi Thiện, Bùi Huy Vọng, Bùi Văn Nỏm... đã tổ chức được 30 cuộc giao lưu; tập hợp, thống kê được trên 300 nghệ nhân hát dân ca, các bài hát Mường cổ; ghi hình, thu âm, quay video lưu giữ được gần 1.000 GB dữ liệu...

Xuân đến rạng ngời trong câu hát rằng, thường

Cùng ông Bùi Văn Nỏm đến ngôi nhà sàn cổ của gia đình nghệ nhân Bùi Văn Lịch ở xóm Thóng, xã Vũ Bình. Không hẹn trước, nhưng thật bất ngờ khi ở đây đã có hơn chục nghệ nhân đến từ các xã Bình Hẻm, Bình Chân, Tân Mỹ, Vũ Lâm, Vũ Bình... đang quây quần hát cho nhau nghe. Thấy khách, nghệ nhân Bùi Văn Lịch cất lên câu hát ngọt ngào chào đón: "Khách đến chơi nhà/ Chẳng có gì sang/ Chỉ có ấm trà mạn với tấm lòng người quê hương...”.

Nghệ nhân Bùi Văn Tiến ở xóm Song Khảnh (xã Tân Mỹ) hiện là Chủ nhiệm CLB hát cổ Bai Chim chia sẻ: Hát sắc bùa, hát rang, hát ví, hát đúm của người Mường là lối hát dân dã, lối kể những câu chuyện sử thi, truyền thuyết, ca ngợi cuộc sống lao động, phong tập tục quán, tín ngưỡng tốt đẹp của tngười Mường, thể hiện mong muốn về cuộc sống sung túc, đầy đủ. Lối hát này được ra đời, khởi nguồn từ cuộc sống lao động của người dân, lưu truyền lại theo hình thức truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Dịp Tết đến, xuân về, mọi người quây quần bên mâm cỗ truyền thống, bên ánh lửa bập bùng, ấm cúng, vừa chúc rượu, vừa hát những câu hát rang mừng Tết, mời các cụ tổ tiên trên trời về ăn Tết với cháu con. "Ngày ba mươi tháng Chạp/ Đón các cụ tổ tiên ở trên trời xuống/ Để được ăn Tết với cháu con/ Có thịt, cá, rau, bánh, rượu/ Cho các cụ, bố, mẹ xuống ăn Tết với cháu con... 

Ngoài điệu hát rang, người Mường ở Lạc Sơn vẫn còn giữ được tục hát sắc bùa ngày đầu xuân năm mới. Theo ông Bùi Văn Nỏm, phường hát sắc bùa thường được tụ họp mỗi dịp cuối năm và hình thành từng tốp để đến các nhà hát chúc Tết. Cả phường theo hướng dẫn của người dẫn đầu gọi là "trùm”. Mỗi phường có một ông trùm, ăn mặc khác hơn cả đoàn, cầm chịch điều khiển. Mở đầu cuộc hát, phường bùa thường tụ họp ở trung tâm xóm, bản, đánh cồng, chiêng với âm thanh rộn rã, rồi lần lượt đi đến từng nhà. Hát xong ở sân, chuyển sang hát bài "gọi cửa" và chủ nhà cũng có những câu hát đối mời phường bùa vào hát trong nhà...

Mộc mạc và giản dị, nhưng nền văn hóa đặc sắc của người Mường được truyền lại qua bao thế hệ, mang trong mình sức sống mạnh mẽ, lâu bền. Trở thành một dòng chảy văn hóa ngày càng thấm sâu, là hồn cốt, góp phần phục vụ đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mường. Những điệu hát dân ca Mường đang trên hành trình hướng tới di sản văn hóa phi vật thể mang tầm quốc gia, khi có sự vào cuộc của các cấp, ngành và tâm huyết gìn giữ, bảo tồn của người dân.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục