Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), từ ngày 22/8, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại” tại website: trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.
Bộ chỉ huy chiến dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. Ảnh (tư liệu): TTXVN
Triển lãm giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh gồm ba chủ đề: "Từ nhân dân mà ra”, "Người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam”, "Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Triển lãm làm nổi bật dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà và Hầm D67, di tích cách mạng gắn với hoạt động của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1968 – 1975, tại Hoàng thành Thăng Long. Trong giai đoạn này, trên cơ sở sự chỉ đạo của Đảng, Bộ Chính trị, với cương vị là Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường xuyên theo dõi những thay đổi, diễn biến của chiến trường miền Nam và đưa ra những chỉ đạo, mệnh lệnh góp phần làm nên những chiến thắng thay đổi cục diện chiến trường, đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 4/10/2013) là người học trò gần gũi, xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc đời binh nghiệp của ông khởi đầu từ năm 1944 với sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, trưởng thành vượt bậc qua từng trận đánh, từng chiến dịch và đánh bại thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, tại Tổng Hành dinh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục chỉ đạo Tư lệnh của các mặt trận và toàn quân, từng bước đánh bại âm mưu về chính trị, quân sự của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, góp phần tiến hành thắng lợi công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Triển lãm nhằm tri ân những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc; góp phần ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại.
Theo Baotintuc
20 giờ 30 phút ngày 14/8, chương trình nghệ thuật trực tuyến "Ở nhà cùng vui” sẽ được livestream trực tiếp từ sáu điểm cầu: Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng), nhà riêng của nghệ sĩ Xuân Bắc (Hà Nội), nhà riêng của nghệ sĩ Trương Ngọc Ánh (TP Hồ Chí Minh).
Không còn là những tiết mục mang tính tự phát của một vài cá nhân, việc thực hiện những chương trình biểu diễn trên nền tảng Internet đã phần nào trở thành lựa chọn của các nhà hát - thậm chí là của các đơn vị quản lý văn hóa - trong mùa dịch.
"Ngày mai bình yên” là bộ phim truyền hình mới nhất ghi lại cuộc sống của người dân những ngày căng mình chống dịch Covid-19 thông qua câu chuyện của một gia đình. Cũng là những biến động xã hội, những thay đổi của mỗi người, mỗi gia đình để thích nghi với tình hình mới, "Ngày mai bình yên” khai thác những tình huống gần gũi với đời thường, và cũng không thể thiếu những khoảnh khắc hài hước, đem lại sự thoải mái cho khán giả.
Họa sỹ trẻ Trâm Anh chia sẻ cô sinh ra và lớn lên ở Pháp, nhưng đọc các bài báo về chất độc da cam ở Việt Nam, cô có thể hình dung được nỗi đau của các nạn nhân và mong muốn đóng góp để ủng hộ họ.
Sự việc Viện Phim Việt Nam (đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đưa các bộ phim Nhà nước đặt hàng phổ biến trên kênh Youtube của viện này đang thu hút sự quan tâm của các đơn vị chức năng và khán giả.
(HBĐT) - Để củng cố, nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (ĐKXDĐSVH), xã Lạc Lương (Yên Thủy) đã kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào của địa phương, xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch tổ chức, thực hiện sát với tình hình thực tế.