"Ngày mai bình yên” là bộ phim truyền hình mới nhất ghi lại cuộc sống của người dân những ngày căng mình chống dịch Covid-19 thông qua câu chuyện của một gia đình. Cũng là những biến động xã hội, những thay đổi của mỗi người, mỗi gia đình để thích nghi với tình hình mới, "Ngày mai bình yên” khai thác những tình huống gần gũi với đời thường, và cũng không thể thiếu những khoảnh khắc hài hước, đem lại sự thoải mái cho khán giả.

 


Cảnh trong phim "Ngày mai bình yên".

 

Phim xoay quanh gia đình nhà ông Phát, không ngoại lệ trong mùa dịch, mỗi thành viên đều có những vấn đề riêng. Bản thân ông Phát, chủ một doanh nghiệp xây dựng, vừa phải chật vật, căng mình để duy trì hoạt động công ty, tìm cách lo liệu trả lương cho nhân viên, vừa phải làm quen với "trạng thái bình thường mới”, ở nhà thường xuyên chứ không phải sáng đi tối về như bao năm qua. Trà - cô con gái cả mất việc ở công ty du lịch, trong khi Mai Khôi - cô út ở độ tuổi mới lớn cũng không thể đến trường, ở nhà học online. 

Từ khi sống gần như cả ngày cùng vợ con ở nhà, ông Phát mới thấy cuộc sống quá ồn ào, phức tạp, thấy nhiều bất đồng quan điểm, nhiều khoảng cách thế hệ và cả những bí mật lâu nay bị che giấu.

Trúc, vợ ông Phát luôn cố gắng tìm mọi cách để kết nối, giúp không khí trong gia đình bớt căng thẳng nhưng chính lúc này, dì Mai - cô em gái mãi không chịu lớn của Trúc lại liên tiếp gây chuyện bằng những dự án "khởi nghiệp” mùa dịch. Mọi chuyện thậm chí trở nên rắc rối hơn khi bố và em trai ông Phát từ quê lên và bị mắc kẹt bởi quy định giãn cách xã hội. Biết bao tình huống dở khóc dở cười xảy ra, thế nhưng chính trong khó khăn của dịch bệnh, ông Phát lại cảm nhận sâu sắc hơn về sự sẻ chia, thấu hiểu. Đó cũng là dịp để mọi người trong gia đình cùng cảm nhận đầy đủ về tình thân và tình đồng bào. 

Câu chuyện cuộc sống giữa những ngày chống dịch trong
 NSND Trung Hiếu và nghệ sĩ Thúy Hà trong phim.

Bộ phim khai thác những câu chuyện xúc động, như những người phụ nữ chung tay nấu suất ăn thiện nguyện mang cho lực lượng chống dịch tuyến đầu, những người công nhân tình nguyện giảm lương, chậm lương để giúp công ty đang bên bờ vực phá sản, sự giúp đỡ chân tình của những người hàng xóm trong khu phố…  Trong quãng thời gian khó khăn mà rất nhiều người đều bị ảnh hưởng nặng nề, các thành viên trong gia đình ông Phát đã mở lòng với nhau hơn, có cơ hội nhìn thấu được tình cảm của nhau, nhận ra giá trị của tình yêu, của tình người ấm áp.

Câu chuyện cuộc sống giữa những ngày chống dịch trong
 Diễn viên Kiều Anh "biến hóa" trong phim.

Điểm đặc biệt của "Ngày mai bình yên” là dàn diễn viên phối hợp những gương mặt quen thuộc, và cả những gương mặt còn rất mới mẻ trên truyền hình. Thúy Hà, Kiều Anh là những diễn viên sau một thời gian dài mới trở lại với màn ảnh nhỏ và từ đó đến nay đã liên tục "bén duyên” với hàng loạt phim truyền hình đình đám như "Về nhà đi con”, "Sinh tử”, "Giọt nước mắt muộn màng”, "Tình khúc bạch dương”, "Hồ sơ cá sấu”…

Trong phim, nghệ sĩ Thúy Hà đảm nhận vai Trúc, vợ ông Phát, một phụ nữ vô cùng khéo léo, tâm lý, biết cương nhu đúng lúc, còn nghệ sĩ Kiều Anh thay đổi hoàn toàn hình ảnh nhu mì dịu dàng của mình, để vào vai dì Mai bốc đồng, thực dụng nhưng hết lòng yêu chị  gái và các cháu.

Câu chuyện cuộc sống giữa những ngày chống dịch trong

Phim còn có sự góp mặt của hai nghệ sĩ "vừa cũ vừa mới”, là NSND Trung Hiếu và NSND Quốc Trị. NSND Trung Hiếu đã lâu sau nhiều năm vắng bóng, nay trở lại màn ảnh nhỏ trong vai ông Phát - một người đàn ông tình cảm nhưng chưa biết bày tỏ cách yêu thương, có chút gia trưởng, vì hiếu thắng mà gây tổn thương cho người khác, vừa đáng giận nhưng cũng rất đáng yêu.

NSND Quốc Trị đảm nhận vai ông Đại - bố ông Phát. Ông vừa "gây bão” với nhân vật bố của Đồng trong bộ phim "Mùa hoa tìm lại”. Nhân vật ông Đại của NSND Quốc Trị và và nhân vật Chiến - em trai ông Phát do NSƯT Tiến Minh thủ vai tạo nên tuyến truyện thú vị về ba bố con khắc khẩu nhưng chưa bao giờ hết yêu thương nhau.

ngaymai_phim2-1628592047958.jpg

Điểm đặc biệt của phim là sự hiện diện của dàn diễn viên trẻ, còn hết sức mới mẻ với khán giả. Kiều My vai Mai Khôi, cô con gái út của ông Phát. Kiều My học Đại học Văn hóa, không qua một trường lớp diễn xuất nào, nhưng gây ấn tượng qua hai bộ phim "Hôn nhân trong ngõ hẹp” và "Zippo, Mù tạt và Em".

Quang Trọng, anh chàng Viễn được khán giả yêu quý của phim "Cô gái nhà người ta”, nay đảm nhận vai Hòa trong "Ngày mai bình yên”. Quang Trọng tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh và hiện đang làm việc tại Nhà hát Tuổi trẻ. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của Tố Uyên, Duy Nam…

Bộ phim "Ngày mai bình yên” sẽ lên sóng kênh VTV3 vào 21 giờ 40 các ngày thứ 5, 6 hằng tuần bắt đầu từ 12/8.


Theo Báo Nhân Dân
 

Các tin khác


Giới thiệu bộ tranh tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19

Tổ chức triển lãm tranh cổ động tấm lớn về đề tài phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại một số địa phương; phát hành mẫu tranh cổ động về đề tài phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gửi về các địa phương phục vụ công tác tuyên truyền tại cơ sở là một số hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và sẽ thực hiện để đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.

Dừng tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Sơn La, Hà Nội, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Đắk Lắk và Đắk Nông về việc dừng tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VII tại tỉnh Sơn La năm 2021.

Tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2212/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim "Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021)".

“Ngày hội thanh thiếu nhi với văn hóa đọc sách” huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 1/8, Huyện Đoàn Yên Thủy tổ chức "Ngày hội thanh thiếu nhi với văn hóa đọc sách” tại xã Yên Trị.

Tiếp sức chống dịch qua những chương trình nghệ thuật trực tuyến

20 giờ 30 phút tối 1/8, chương trình giao lưu nghệ thuật trực tuyến mang tên "Cháy lên” sẽ được phát online từ 5 điểm cầu: Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Ca - Múa - Nhạc Việt Nam.

Huyện Lạc Sơn: Bảo tồn hát dân ca Mường

(HBĐT) - Trải qua những thăng trầm lịch sử, hát dân ca là một phần quan trọng của văn hóa dân gian, loại hình diễn xướng dân ca, dân vũ, hoạt động văn hóa, văn nghệ do Nhân dân lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường Lạc Sơn, hát dân ca Mường, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể hát Thường rang, bộ mẹng, hát đúp giao duyên là một trong những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là dịp đám cưới, hội hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục