(HBĐT) - Đúng 20h ngày 31/7, tại Quảng trường Hòa Bình (TP Hòa Bình) chính thức diễn ra chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival 2022, được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài PT-TH tỉnh. Báo Hòa Bình điện tử sẽ tiếp sóng vào 20h, ngày 31/7. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị đang được gấp rút hoàn tất, sẵn sàng cho sự kiện văn hóa lớn của tỉnh.



Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm  xứ Mường” và Carnival 2022, đón nhận giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho 2 di sản văn hóa là "Tri thức dân gian lịch tre của dân tộc Mường tỉnh  Hòa Bình” và "Lễ hội truyền thống Khai hạ, dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” là sự kiện thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương; tôn vinh các di sản văn hóa, quảng bá tiềm năng du lịch và các sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của Hòa Bình, thúc đẩy khách thăm quan, du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh; thu hút đầu tư phát triển KT-XH và phát triển du lịch; thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Hòa Bình. Tạo nên thương hiệu du lịch có bản quyền gắn với bản sắc văn hóa của Hòa Bình mang tên "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường”, thương hiệu sẽ được gắn với các sự kiện tổ chức thường niên nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chủ sở hữu các điểm đến du lịch chung tay cùng cơ quan quản lý trong việc phát triển kinh doanh du lịch. 

Hiện nay, các phần việc chuẩn bị cho chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival 2022 cơ bản hoàn tất. Các phương án về trang trí khánh tiết, an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉnh trang đô thị… đã được các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện trước, trong và sau sự kiện.

Dọc các tuyến đường chính và Quảng trường Hòa Bình, hệ thống cờ hoa được bố trí lắp đặt và thay mới. Tại quảng trường - nơi diễn ra sự kiện chính, sân khấu lớn được thiết kế độc đáo mang đậm văn hóa Hòa Bình; các mô hình xe hoa diễu hành được đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.

Bên cạnh đó, 200 nghệ nhân chiêng và 50 diễn viên quần chúng được tuyển chọn từ phường Quỳnh Lâm, Dân Chủ (TP Hòa Bình) tích cực tập luyện để mang đến chương trình màn trình tấu chiêng Mường  đặc sắc, góp phần quảng bá văn hóa Hòa Bình đến với đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh. Đồng chí Đinh Thị Bích Đàm, Phó trưởng Phòng VH-TT TP Hòa Bình cho biết: Tại sự kiện này, thành phố được giao tuyển chọn 200 nghệ nhân chiêng và 50 diễn viên quần chúng thực hiện màn trình tấu chiêng Mường. Ngay sau khi tuyển chọn các nghệ nhân, diễn viên đã bắt đầu tập luyện với sự hướng dẫn, dàn dựng của Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh. Đến nay cơ bản đã nhuần nhuyễn, chúng tôi vẫn bố trí để các nghệ nhân, diễn viên tiếp tục tập thêm từ nay đến ngày biểu diễn.  

Dưới cái nắng oi ả của ngày hè, các nghệ nhân chiêng và diễn viên quần chúng vẫn hăng say tập luyện. Những tiếng chiếng ngân vang như xua tan mọi mệt nhọc, nắng nóng. Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồng Nhung, phường Quỳnh Lâm chia sẻ: Được tham gia trình tấu chiêng tại chương trình nghệ thuật lần này tôi thấy rất vui, hạnh phúc và tự hào vì góp phần nhỏ bé để quảng bá văn hóa Hòa Bình đến với mọi người dân trong, ngoài tỉnh. Chúng tôi sẽ mang đến chương trình phục vụ người xem màn trình tấu chiêng Mường đặc sắc của người Mường Hòa Bình.

Chương trình được tổ chức tại Quảng trường Hòa Bình và các tuyến đường chính của TP Hòa Bình với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc, hấp dẫn. Trong đó, chương trình nghệ thuật được chuẩn bị công phu, chu đáo với các tiết mục văn hoá văn nghệ đặc sắc, ca ngợi vẻ đẹp lịch sử, truyền thống, văn hoá đa sắc màu nhưng đầy bản sắc của vùng đất, con người Tây Bắc nói chung, Hoà Bình nói riêng. Thể hiện hình ảnh một Hoà Bình giàu văn hoá, bản sắc với không gian cảnh quan đẹp nổi tiếng. Đặc biệt, bên cạnh các tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc, các ca khúc ca ngợi quê hương Hoà Bình, chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Tùng Dương, Hoàng Thuỳ Linh, Lê Anh Dũng, Hà Myo, rapper Phong Winny. Cùng với những tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, chương trình sẽ có tiết mục "Vui hội xứ Mường” lồng ghép chương trình xiếc nghệ thuật với các trò chơi dân gian của người Mường như ném còn, thi bắn nỏ, giã gạo, đánh cù, đánh mảng… Điểm nhấn của chương trình nghệ thuật là chương trình diễu hành xe hoa và các nghệ nhân, diễn viên biểu diễn trên các trục đường chính của TP Hoà Bình. Các đoàn xe diễu hành đường phố trình diễn tái hiện một số nghi thức lễ hội, trò chơi dân gian của 6 dân tộc chính sinh sống tại  Hoà Bình và các vũ công quốc tế của Tập đoàn Sun Group.

Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Quy mô chương trình lớn, thời gian chuẩn bị ngắn, nhưng với sự nỗ lực của các đơn vị liên quan, các phần việc phục vụ công tác tổ chức chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival 2022 đang được gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho chương trình diễn ra. Vấn đề an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch Covid-19, vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng được Ban tổ chức chú trọng, có phương án cụ thể. Tối 29/7 tổ chức sơ duyệt, ngày 30/7 tổ chức tổng duyệt lần cuối để chương trình chính thức diễn ra vào tối 31/7 an toàn, thành công, tạo được ấn tượng tốt tẹp.


Đỗ Hà

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục