(HBĐT) - Ngày 29/8, Ban Chỉ đạo (BCĐ) về di sản văn hóa (DSVH) mo Mường Hòa Bình tổ chức họp nghe báo cáo kết quả hoạt động của BCĐ 8 tháng năm nay và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.


Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Trong 8 tháng, BCĐ về DSVH mo Mường Hòa Bình đã tích cực chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương triển khai công việc cụ thể theo kế hoạch đề ra. Đã tiến hành khảo sát kiểm tra thực địa về tiến độ thực hiện xây dựng dự án "Khu không gian bảo tồn DSVH mo Mường gắn với dịch vụ du lịch” tại xã Hợp Phong (Cao Phong); kiểm kê DSVH mo Mường tại các huyện, thành phốđể phục vụ công tác xây dựng hồ sơ di sản mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Phối hợp Viện Âm nhạc, Sở VH-TT&DL các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành. Tham mưu thành lập các câu lạc bộ (CLB) mo Mường, có 4/10 huyện, thành phố thành lập được CLB mo Mường, gồm: Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi; một số địa phương xây dựng kế hoạch khôi phục các bài mo truyền thống và sưu tầm những áng mo đã bị thất truyền.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh nhấn mạnh, những tháng đầu năm tuy đã triển khai làm được nhiều việc nhưng vẫn chậm so với kế hoạch, vì vậy, những tháng cuối năm cần khắc phục các tồn tại, hạn chế, tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra; đề nghị Sở VH-TT&DL (cơ quan thường trực BCĐ) tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện báo cáo. Tiếp tục phối hợp Sở VH-TT&DL các tỉnh, thành phố có liên quan để đôn đốc, nhắc nhở đẩy nhanh tiến độ triển khai; phối hợp Viện Âm nhạc tổ chức hội thảo trong nước và hội thảo quốc tế về DSVH mo Mường. Sở VH-TT&DL cần tiếp tục làm việc với từng huyện, sở, ngành liên quan về công tác triển khai các nội dung, phần việc được giao, nếu có vướng mắc tháo gỡ kịp thời. Huyện Cao Phong cần tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nội dung dự án "Khu không gian bảo tồn DSVH mo Mường gắn với dịch vụ du lịch” tại xã Hợp Phong theo đúng tiến độ. Ngoài ra,tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về DSVH mo Mường trên các phương tiện thông tin đại chúng. 


Đỗ Hà

Các tin khác


Cộng tác viên, thông tin viên - tâm huyết, trách nhiệm, bền bỉ đồng hành cùng báo Đảng bộ tỉnh

(HBĐT) - Sau thời kỳ tái lập tỉnh (tháng 10/1991), trụ sở Báo Hòa Bình tại làng chuyên gia Sông Đà, thực sự là "ngôi nhà báo chí” của các nhà báo và cộng tác viên (CTV), thông tin viên (TTV) tâm huyết tỉnh nhà. Thời điểm đó, ngoài 4 nhà báo từ Báo Hà Sơn Bình "ngược núi” trở về xây dựng Báo Hòa Bình (gồm nhà báo Bùi Ỉnh, Trần Sĩ Thập và các cố nhà báo Bùi Tiến Thịnh, Lê Thưởng), số phóng viên còn quá ít ỏi thì các tin, bài, ảnh của CTV, TTV từ các huyện, thị trong tỉnh và các sở, ban, ngành gửi cho Báo thực sự quý giá.

Chữ viết dân tộc - động lực thúc đẩy phát triển KT-XH và bảo tồn tri thức bản địa, tri thức truyền thống

(HBĐT) - Người Tày ở vùng cao huyện Đà Bắc có chữ viết riêng theo hệ chữ Sanskrit có nguồn gốc từ Ấn Độ, thông qua mẫu tự Khmer. Chữ Tày xuất hiện từ thế kỷ thứ XI đến nay đã được thế giới công nhận là 1 trong 4 văn tự cổ của Đông Nam Á.

Huyện Lạc Sơn: Bảo đảm hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đúng pháp luật

(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Sơn có 9/24 xã, thị trấn có người theo tôn giáo, trong đó, đạo Công giáo có 19 xóm, phố với 700 hộ gia đình, 2.940 tín đồ; không có đạo lạ, đạo khác; dân tộc Mường chiếm 97,03%, còn lại là dân tộc Kinh, chủ yếu là đồng bào ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình lên khai hoang từ năm 1960.

Chuyên trang tiếng Mường Báo Hòa Bình điện tử - Bảo tồn và quảng bá văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Theo các nghiên cứu, dân tộc Mường là 1 trong 26 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chưa có chữ viết chính thức. Điều này khiến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường gặp không ít khó khăn, nhiều bản sắc riêng dần phai nhạt. Đầu năm 2017, khi Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được ban hành đã mở ra một giai đoạn mới cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường.

Làng gốm Bát Tràng - điểm du lịch hút khách

(HBĐT) - 4 lần đến với làng gốm sứ Bát Tràng vào 4 mùa xuân, hạ, thu, đông đều để lại trong tôi những ấn tượng khác biệt. Bởi đến với làng gốm sứ Bát Tràng, du khách không chỉ thăm quan chợ gốm, trải nghiệm làm gốm cùng các nghệ nhân, mà còn có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc từ cổ đến kim độc đáo, hấp dẫn, được đầu tư, tôn tạo, phát triển thành những sản phẩm du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục