(HBĐT) - Nền Văn hoá Hoà Bình (VHHB) là nền văn hoá tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Các di tích VHHB được phát hiện, nghiên cứu trong nhiều thời kỳ khác nhau, do nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành. Do nội dung phong phú và phức tạp của nền VHHB nên đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đang được thảo luận, nghiên cứu.


>> Bài 1 - Từ thời tiền sử đến cột mốc 90 năm được định danh Văn hóa Hòa Bình

>> Bài 2 - Dấu tích thời đồ đá qua di chỉ khảo cổ

>> Bài 3 - Tiến hóa trong đời sống cư dân sơ kỳ thời đại đồ đá mới



Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Việt vẫn đang say sưa khai quật, nghiên cứu về nền Văn hoá Hoà Bình.

Người đặt nền móng, có công đầu phát hiện, nghiên cứu VHHB ở Việt Nam là nhà nữ tiến sĩ khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani (M.Colani). Trên 20 công trình nghiên cứu về VHHB của bà để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hoá khảo cổ học Việt Nam nói riêng, Đông Dương nói chung.

Sau những phát hiện của bà M. Colani, một số nhà khoa học trong nước và quốc tế tiếp tục nghiên cứu, đóng góp về VHHB. Trong những năm đầu 1960, ông BoriBoriscopski, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đá cũ người Nga, Đại học Tổng hợp Leningrad (Saint Peterburg), Liên Xô cũ đã sang làm chuyên gia giúp Việt Nam đào tạo thế hệ khảo cổ học đầu tiên. Ông tiến hành phúc tra một số hang mà bà M. Colani phát hiện và khai quật, đồng thời phụ trách khai quật hang Muối, hang Tằm...

Cuối những năm 60 của thế kỷ trước và đầu năm 1970, ông Chester Gorman, tiến sĩ người Mỹ đã tiến hành đề tài nghiên cứu VHHB ở Đông Nam Á, từ khai quật các hang động mái đá ở Tây Bắc Thái Lan (Mea Hongson). Ông cũng là người đầu tiên dùng sàng lọc để đưa ra ánh sáng những tàn tích thực vật trong trầm tích của VHHB và gợi ý khả năng nông nghiệp sớm trong khung cảnh VHHB. Ông Chester Gorman sang thăm Việt Nam và các hang động Hòa Bình từ năm 1978. Một nhà khảo cổ người Nhật cũng có nhiều đóng góp cho nền VHHB là ông Nishimura Manasary đã tham gia một số cuộc khai quật ở Thái Lan, sau đó sang Việt Nam từ những năm 1990 để nghiên cứu, sưu tập hang xóm Trại và công bố trong hội nghị 60 năm VHHB (1932 - 1992) ở Hà Nội.

Đối với giới khảo cổ học Việt Nam, không thể không nhắc đến những người tâm huyết nhiều năm nghiên cứu nền VHHB, gồm: ông Hoàng Xuân Chinh, PGS, chuyên viên thời đại đá, nguyên Trưởng Ban, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học. Ông đã khai quật một số hang động và công bố một số bài báo, sách về VHHB, trong đó chủ biên cuốn VHHB ở Việt Nam năm 1989; tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á, người đầu tiên ứng dụng phương pháp sàng lọc và xử lý vi tư liệu vào nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam vào năm 1982, 1986 và 1987 tại các hang; xóm Trại, làng Vành, xóm Tre, hang Muối, Con Moong, Động Cang, Sũng Sàm... Đưa ra ánh sáng hệ thống tư liệu hữu cơ tàn tích thức ăn hạt quả trong trầm tích hang động VHHB. Xây dựng thành công hệ thống niên đại Carbon phóng xạ cho VHHB bằng cả vỏ ốc núi, vỏ ốc suối và than hạt quả (trám - canarium, dẻ đá - Juglan). Đề xuất ở các hội nghị thế giới (Paris 1988, Roma 1998, Tokyo 2000) quê hương của VHHB ở Việt Nam và trên thế giới là các thung lũng bao quanh sơn khối Kim Bôi, trong đó thung lũng Mường Vang là trung tâm. Đồng thời, tách bạch 2 hệ thống Hoabinhian: Cổ điển (Classic) với làng Vành, xóm Trại, hang Muối... niên đại từ 20 nghìn năm và hệ thống mở rộng niên đại gối Cánh Tân/Toàn Tân, tức khoảng trên dưới 10 nghìn năm, như Con Moong, hang Đắng, Sũng Sàm, hang Sáo... làm tiêu biểu. Từ năm 2004 - 2008, trên cơ sở các cuộc khai quật, phúc tra mới tại hang xóm Trại, mái đá Đú Sáng, đề xuất đề tài quốc tế Further Studies on Hoabinhian (tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về VHHB), phát hiện các vấn đề lớn mang tính quốc tế: sử dụng đá khoáng, bằng chứng cư trú và khai thác theo mùa, bức tranh thức ăn Hoabinhian, chứng cứ mỹ thuật sớm nhất từ Hoabinhian ở Việt Nam... Ông dự kiến tiếp tục khai quật mái đá Đú Sáng và phúc tra hang xóm Trại, làng Vành trong năm nay và các năm tới.

Theo đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, ngoài các nhà khoa học tiêu biểu, có đóng góp quan trọng trên đây còn có nhiều nhà khoa học đề cập đến VHHB ở các nước như: Nepal, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc. Đáng chú ý, ngành khảo cổ học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu nền VHHB. Sau gần 1 thế kỷ phát hiện và nghiên cứu, VHHB vẫn luôn là nền văn hoá tiền sử độc đáo, đầy sức hút với các thế hệ khảo cổ học. Trong điều kiện khoa học ngày càng phát triển, công cuộc nghiên cứu tiếp tục về VHHB hứa hẹn khai mở nhiều điều bí ẩn của nền văn hoá xa xưa và nổi tiếng này.



Bùi Minh


Các tin khác


Tìm hiểu sơ lược về nền Văn hóa Hòa Bình: Bài 2 - Dấu tích thời đồ đá qua di chỉ khảo cổ

(HBĐT) - Thời đại đồ đá kéo dài khoảng gần 3,4 triệu năm và kết thúc vào giai đoạn khoảng từ năm 8700 - 2000 trước công nguyên. Trong giai đoạn này, đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn hoặc một mặt để đập dùng trong săn bắn, hái lượm.

Tìm hiểu sơ lược về nền Văn hóa Hòa Bình: Bài 1 - Từ thời tiền sử đến cột mốc 90 năm được định danh Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa tiền sử nổi tiếng, có mặt phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á nhưng phân bố dày đặc và phong phú ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta đã tìm thấy trên 130 địa điểm thuộc nền VHHB. Trong đó, riêng tỉnh Hoà Bình có trên 70 di tích đã được phát hiện và nghiên cứu. Sự hiện diện của nền VHHB là minh chứng khẳng định Hòa Bình - Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người. 

Thông tin mới nhất về kết quả đàm phán hồi hương ấn vàng ''Hoàng đế chi bảo''

Tối 14/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông tin chính thức về kết quả đàm phán hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo”.

Huyện Đà Bắc: Quan tâm đầu tư thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Cải tạo nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa (NVH) ở các xóm, bản là một trong những danh mục công trình được huyện Đà Bắc thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2022 trên địa bàn huyện.

“Hà Nội trong tôi” - lan tỏa tình yêu lớn với Thủ đô

(HBĐT) - Thật thú vị khi về Hà Nội trong những ngày cuối thu, đầu đông đẹp, lãng mạn, nhưng càng vui hơn khi được các đồng nghiệp Báo Kinh tế đô thị (KTĐT) tặng tập sách ảnh "Hà Nội trong tôi” với những bức ảnh lay động lòng người của câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh người cao tuổi (NCT) Hà Nội. Hơn 200 bức ảnh như một sự ký thác tình yêu sâu nặng, bền bỉ với Thủ đô yêu dấu mà những người cầm máy dành tặng cho người yêu nhiếp ảnh nói riêng, bạn đọc gần xa yêu Hà Nội nói chung. Lật giở từng bức ảnh lại thấy bóng dáng đẹp, tĩnh lặng và yên bình của một Hà Nội xưa, xen lẫn bước phát triển sôi động của ngày hôm nay. Nếu ai đã đem lòng yêu Hà Nội, nay sẽ thêm yêu nhiều hơn bởi những "tay máy già” của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến…

Khẩn trương chuẩn bị tổ chức Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền Văn hoá Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 11/11, UBND tỉnh tổ chức họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền Văn hoá Hoà Bình (1932 - 2022). Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo chủ trì buổi họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục