(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Khai hạ đã đi sâu vào tâm thức của người Mường ở 4 vùng Mường nói riêng, cộng đồng các dân tộc tỉnh nói chung. Lễ hội được người dân địa phương bảo tồn gần như nguyên vẹn các giá trị truyền thống, trở thành hoạt động văn hoá tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Hoà Bình mỗi dịp xuân về. Đến với lễ hội, hòa mình vào không khí linh thiêng của phần lễ và sự náo nhiệt của phần hội, bà con gửi gắm những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, no ấm.


Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình được quảng bá tại Chương trình nghệ thuật đặc sắc Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường năm 2022 nhân sự kiện tỉnh đón bằng công nhận di sản sản hóa phi vật thể quốc gia đối với Tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường.

Nói về giá trị văn hoá của Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Đây là di sản phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hoá của dân tộc Mường Hoà Bình, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn sùng vị thần có công lập đất, lập mường, ôn lại truyền thống đã qua, đưa người dân trở về không gian văn hoá xưa với những truyền thống tốt đẹp, góp phần bồi dưỡng nhân cách con người, hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Đồng thời, Lễ hội Khai hạ thể hiện giá trị văn hoá, chất keo kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Lễ hội còn là hoạt động văn hoá tinh thần, nhắc nhở cháu con hướng về nguồn cội, thoả mãn đời sống tâm linh, có được những phút giây thiêng liêng, trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực.

Kể từ khi khôi phục đến nay, Lễ hội Khai hạ ở 4 vùng Mường lớn của tỉnh không chỉ được bảo tồn mà còn phát huy tích cực, trở thành sản phẩm độc đáo của du lịch, tạo nên môi trường du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn. Đặc biệt là trong Lễ hội Khai hạ, ngoài tổ chức các trò chơi dân gian còn có nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao phong phú, như: cầu lông, bóng chuyền, thi ẩm thực, trình diễn trang phục dân tộc Mường, hoa khôi xứ Mường… Lễ hội cũng có thêm các gian hàng trưng bày sản phẩm về nông nghiệp, thủ công nghiệp của các xã. Du khách tham dự có dịp thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc sản của người Mường do chính các nghệ nhân thực hiện, như: gà nấu măng chua, rêu suối cuốn chả lá bưởi, cá đồ măng chua, nhái nướng, tổ kiến nấu lá lốt, cơm lam…

Ngày nay, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường là một trong những lễ hội có sức lan toả, ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần đồng bào dân tộc Mường. Năm 2022, với nhiều nỗ lực của tỉnh, tri thức dân gian lịch tre và Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường đã được công nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Tới đây, Lễ hội Khai hạ năm 2023 sẽ được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Qua đó giới thiệu, quảng bá nét văn hóa đặc sắc riêng, khẳng định niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến với lễ hội. Để Lễ hội Khai hạ có sức sống trường tồn, tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị di sản văn hoá cho cán bộ cơ sở và cộng đồng; định hướng trong việc bảo tồn thuần phong mỹ tục, như duy trì hát thường đang, bộ mẹng, hạn chế sân khấu hoá, duy trì, vận động người dân mặc trang phục truyền thống, tránh các trang phục biểu diễn khi tham gia lễ hội. Đưa hoạt động truyền dạy di sản trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường cho thế hệ trẻ về các nghi thức cũng như nội dung các bài mo, tế sử dụng trong lễ hội.


Bùi Minh

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục