Ngày 16/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel phối hợp với nhà hàng Viet-Taam đã khai trương không gian văn hóa, ẩm thực Việt tại thành phố Netanya, miền Trung Israel.


Đại sứ Việt Nam tại Israel, Lý Đức Trung và Thị trưởng thành phố Netanya, Miriam Feirberg-Ikar cắt băng khai trương. 

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, tham dự sự kiện và cùng cắt băng khai trương có Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung và Thị trưởng thành phố Netanya Miriam Feirberg-Ikar. Ngoài ra còn có các đại diện Hội đồng thành phố, Hội đồng giáo chức Do Thái thành phố, Hiệp hội khách sạn - du lịch thành phố Netanya; cùng hàng trăm khách mời thuộc cộng đồng ngoại giao đoàn, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng người Việt Nam tại Israel, những người bạn quốc tế yêu thích ẩm thực Việt Nam.  

Mục đích của việc xây dựng không gian văn hoá Việt Nam tại Israel là nhằm giới thiệu, quảng bá văn hoá, ẩm thực và du lịch Việt Nam, kết nối doanh nghiệp và tăng cường giao lưu nhân dân. Ngoài ra, tại sự kiện Đại sứ quán Việt Nam đã giới thiệu mô hình tổ chức các sự kiện "ba bên” giữa Việt Nam - Israel và một nước thứ ba như Italy, Thụy Sĩ, Canada, Colombia, Cộng hoà Dominicana và một số quốc gia khác.


Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung phát biểu tại lễ khai trương.

Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung cho biết định kỳ hàng tháng, Đại sứ quán sẽ tổ chức các buổi tọa đàm, tiếp xúc doanh nghiệp tại Không gian văn hoá, kết hợp giới thiệu ẩm thực, âm nhạc, thời trang… của Việt Nam tại đây. Không gian văn hoá Việt Nam - Israel được chọn đặt tại Netanya, bởi thành phố này được mệnh danh là duyên hải miền Nam nước Pháp thu nhỏ tại Israel - Cote d’Azur và Riviera của Pháp tại Israel.

Thị trưởng thành phố Netanya, bà Miriam Feirberg-Ikar nhấn mạnh: "Netanya là thành phố du lịch. Chúng tôi đón du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Riêng hôm nay tôi rất vui mừng khi được tham gia khai trương tại sự kiện này, được chứng kiến nhiều người đến đây thưởng thức các món ăn và văn hóa Việt Nam”.

Ông Asher Fettmann, chủ nhà hàng Viet-Taam cho biết bản thân ông có vợ là người Việt Nam, nên rất thích thú ý tưởng tạo ra một địa điểm mang đậm văn hóa Việt Nam cho du khách và thực khách trên khắp thế giới muốn tìm hiểu về văn hóa và ẩm thực của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ông nói thêm: "Người dân thành phố Netanya rất yêu các món ăn Việt. Họ đến đây thường xuyên. Chúng tôi có cả những thực khách đến từ các thành phố khác ở miền Bắc, miền Trung Israel, do món ăn Việt Nam rất nổi tiếng”.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Huyện Tân Lạc quản lý chặt hoạt động tín ngưỡng

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Tân Lạc có một số lễ hội tín ngưỡng dân gian diễn ra, nổi bật là lễ hội Khai hạ dân tộc Mường được tổ chức quy mô cấp tỉnh, lễ hội chùa Kè quy mô cấp xã. Hoạt động tín ngưỡng dân gian tiêu biểu này cùng với các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng dân tộc của người dân được tổ chức quy mô gia đình, dòng họ bảo đảm việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Giao lưu văn hóa, gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Pháp

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/4/1973 - 12/4/2023) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2013 - 2023), ngày 9/4, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình "Dấu ấn văn hóa Pháp tại Đà Nẵng”.

Sẽ triển lãm ảnh "Các di sản thế giới của Việt Nam và Lào" tại Lào

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã kí ban hành văn bản số 621/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức triển lãm ảnh chủ đề "Các di sản thế giới của Việt Nam và Lào" tại nước bạn Lào.

Trao 500 áo dài tại chương trình “Trao yêu thương - giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam”

(HBĐT) - Tại xã Đa Phúc (Yên Thủy), Hội LHPN huyện Yên Thuỷ vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) tổ chức chương trình "Trao yêu thương - giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam”.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ

(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất phát hiện nhiều nhất các di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hoá Hoà Bình (VHHB) - nền văn hoá khảo cổ không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, tồn tại trong thời gian dài khoảng từ 30.000 - 4.000 năm cách ngày nay. Các di tích khảo cổ học có mặt gần như ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh với mật độ phân bố khác nhau.

Gìn giữ bản sắc Việt trong phát triển văn hóa

Đề cương về văn hóa Việt Nam do Đảng ta đề xướng năm 1943 đã nêu rõ 3 nguyên tắc trong phát triển văn hóa là "Dân tộc, khoa học, đại chúng”. 80 năm đã đi qua, những đòi hỏi trong thời kỳ hội nhập cũng như trong kỷ nguyên công nghệ số càng thấy rõ sự cần thiết của việc áp dụng sáng tạo các nguyên tắc này trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, tính đại chúng bao gồm việc nhân dân sáng tạo, hưởng thụ, tiếp thu văn hóa đang đặt ra những vấn đề cấp thiết, là nhân tố quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển văn hóa tầm nhìn đến năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục