Tranh Hàng Trống là dòng tranh dân gian thể hiện "gu” thẩm mỹ tinh tế của thị dân Hà Nội xưa. Không chỉ thực hiện công tác bảo tồn, nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã khai thác chất liệu tranh Hàng Trống vào sáng tác nghệ thuật. Đó là nội dung triển lãm "Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống” tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám .
Công chúng tìm hiểu giá trị các bức tranh Hàng Trống và những sáng tác lấy cảm hứng từ tranh Hàng Trống.
Chiều 6/7, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với các cá nhân, đơn vị liên quan tổ chức triển lãm "Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống”.
Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, mang giá trị văn hóa và thể hiện nhu cầu thưởng thức văn hoá tinh tế của người Hà Nội xưa.
Kỹ thuật làm tranh Hàng Trống đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, công phu và giàu tính nghệ thuật.
Nếu các dòng tranh dân gian khác chủ yếu sử dụng kỹ thuật in hàng loạt tranh thì với tranh Hàng Trống, người nghệ nhân phải dụng công kết hợp giữa in, vẽ và nhất là kỹ thuật vờn màu.
Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của dòng tranh này không chỉ gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, mà còn gây ấn tượng sâu sắc với công chúng thế giới.
Tham gia triển lãm có 38 tác phẩm tạo hình của 22 tác giả được thực hiện trên các chất liệu lụa, sơn mài, giấy dó, sơn dầu và 29 tranh dân gian Hàng Trống trên chất liệu giấy dó. Nội dung các tác phẩm phản ánh những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.
Qua triển lãm, Ban Tổ chức mong muốn quảng bá nét đẹp của dòng tranh độc đáo này đến đông đảo người yêu mến nghệ thuật truyền thống, nhất là thế hệ trẻ và du khách quốc tế.
Đây cũng là dịp để giới thiệu sản phẩm nghệ thuật được kết tinh từ quá trình khám phá và sáng tạo trên nền giá trị nghệ thuật của di sản tranh Hàng Trống nói riêng và văn hóa truyền thống dân tộc nói chung.
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: "Triển lãm "Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống”được hình thành dựa trên những những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nghệ nhân, họa sĩ trong hành trình gìn giữ, phát huy dòng tranh này trong đời sống đương đại. Triển lãm cũng là động lực cho những sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, góp phần thúc đẩy thế hệ trẻ ngày nay học hỏi kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống của cha ông”.
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 31/7/2023 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Theo Nhandan.com.vn
Tối 2/7, tại Công viên 23/9, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề "Thành phố tỏa sáng” nhân kỷ niệm 325 năm hình thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh và 47 năm thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tối 1/7, tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Lễ cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu và thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt Sĩ (27/7/1947-27/7/2023).
(HBĐT) - Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường và hội tụ giá trị độc đáo, tri thức dân gian lịch Tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình vừa được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dựa vào các phân kỳ thời gian trong một năm và cách tính toán trên cơ sở sự vận động của mặt trăng kết hợp với các sao, người Mường Hòa Bình khám phá ra những quy luật tự nhiên, ứng dụng trong trong đời sống hàng ngày.
(HBĐT) - Thời gian qua, Sở VH-TT&DL quan tâm chỉ đạo Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của người dân.
(HBĐT) - Ngày 30/6, tại tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam, quận Cầu Giấy (Hà Nội), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tiếp nhận hiện vật, tư liệu lịch sử của Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình.