(HBĐT) - Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường và hội tụ giá trị độc đáo, tri thức dân gian lịch Tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình vừa được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dựa vào các phân kỳ thời gian trong một năm và cách tính toán trên cơ sở sự vận động của mặt trăng kết hợp với các sao, người Mường Hòa Bình khám phá ra những quy luật tự nhiên, ứng dụng trong trong đời sống hàng ngày.


Nghệ nhân Mo Bùi Văn Lựng, xã Phong Phú (Tân Lạc) nắm giữ và sử dụng lịch Tre xem ngày tốt cho các công việc của mường.

Theo nghệ nhân Mo Mường Bùi Văn Lựng, xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc), lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Bên cạnh cách tích lịch Tây thông dụng, tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường ở Hòa Bình đều dựa vào cách tính cát, hung của bộ lịch Tre.

Bộ lịch Tre của người Mường Hòa Bình gồm 12 thẻ, làm từ những thanh tre được dóc, vót, đánh bóng cẩn thận. Trên thẻ tre có khắc các khắc, vạch, chấm (gọi chung là các ký hiệu, biểu tượng) biểu thị ngày, tháng và các hiện tượng quy luật trong tự nhiên hàng tháng trong năm. Trên mỗi thẻ tre có các bộ phận chính gồm: gốc lịch, sống lịch, mặt lịch. Tất cả các thẻ tre đều khắc 30 khắc tương đương với 30 ngày trong 1 tháng. Theo cách tính lịch, các ngày từ 1-10 gọi là "ngày cây”, từ ngày 11-20 gọi là "ngày lồng”, từ ngày 21-30 gọi là "ngày cuối”. Ở vùng Mường Bi nói riêng, các vùng Mường khác nói chung, người Mường thường tổ chức việc quan trọng vào những ngày đầu tháng (ngày cây), tránh những ngày kỵ.  

Hiện nay, ngoài sử dụng trong nhân dân, bộ lịch được lưu giữ tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, Bảo tàng tư nhân Văn hóa Mường trên địa bàn thành phố Hòa Bình nhằm bảo tồn, giới thiệu đến người dân và du khách. Nghệ nhân Bùi Thanh Bình, nhà nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian dân tộc Mường cho rằng: Bộ lịch chính là sự tổng hợp, đúc kết qua nhiều đời của người Mường xưa, biểu hiện rực rỡ của tư duy Mường - Việt trong nhận thức thế giới, qua quan sát sự vận động của mặt trăng, đặc tính của trăng trong chu kỳ tháng cũng như sự vận chuyển của sao Đoi để phân định thời gian, ngày, giờ, tuần, tháng, năm. 12 thẻ tre của bộ lịch tương ứng 12 tháng. Trong đó, số ngày trong tháng ghi theo lối khắc gạch những ngày tốt, xấu, ngày mưa, ngày gió, ngày cá, ngày thú, ngày đại cát hay ngày xích khẩu… để đi làm ăn, làm nhà mới, cưới vợ, gả chồng hay công to việc lớn trong mường.

Cho đến những năm cuối thế kỷ XX, lịch Tre vẫn được sử dụng khắp các vùng Mường. Toàn tỉnh hiện còn 5 bộ lịch tre cổ có từ hàng trăm năm và khoảng hơn 100 bộ lịch tre sao chép làm mới đang được lưu giữ, sử dụng trong nhân dân. Tri thức dân gian này chủ yếu được các ông mo và một số ít người cao tuổi ở 4 vùng Mường (Bi, Vang, Thàng, Động) nắm giữ. Để bộ lịch độc đáo này không bị mai một, thất truyền, tỉnh đã lập hồ sơ khoa học về di sản văn hóa. Cùng với Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường, tri thức dân gian lịch Tre của người Mường Hòa Bình được chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh nhận định: Việc bảo tồn, không để mai một di sản văn hóa lịch Tre cần được tiếp tục tăng cường. Theo đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nghiên cứu để đưa vào thực tiễn, truyền dạy, ứng dụng trong đời sống sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, đưa di sản văn hóa lịch Tre và các di sản văn hóa đặc sắc khác trở thành tài nguyên du lịch nhân văn, có giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử to lớn gắn với phát triển du lịch. 

 Bùi Minh

Các tin khác


Chất liệu đời sống trong điện ảnh

Cuộc sống của những người lao động nghèo ở chợ đầu mối trong bộ phim truyền hình dài tập "Cuộc đời vẫn đẹp sao” (phát sóng trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam) đang tạo sự đồng cảm của người xem qua màn ảnh nhỏ, khiến họ cùng khóc-cười với từng đổi thay, biến cố cuộc đời của các nhân vật.

Mỗi gia đình hãy cùng “tắt điện thoại và mở trang sách”

Muốn nuôi dưỡng tình yêu sách cho con, hãy đặt chung quanh nhà bạn thật nhiều cuốn sách. Từ đó tạo dựng được môi trường thuận lợi để "dụ” trẻ đến gần hơn với sách.

Giao lưu văn nghệ và truyền thông hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

(HBĐT) - Ngày 26/6, Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ và truyền thông hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2023; Ngày quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng chống ma túy (26/6). Chương trình có sự tham gia của hơn 220 người, gồm trên 50 đại biểu và 170 học viên đang điều trị cai nghiện, lao động, sinh hoạt tại cơ sở.  

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá mo Mường

(HBĐT) - Năm 2020, mo Mường được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chọn lựa xây dựng hồ sơ quốc gia di sản văn hoá (DSVH) mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hoà Bình là đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính, các địa phương khác phối hợp thực hiện. Bên cạnh công tác xây dựng hồ sơ quốc gia, tỉnh đã, đang tập trung tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá giá trị, sưu tầm, tư liệu hoá và thực hiện bảo tồn, phát huy DSVH mo Mường.

Đại tá, nhạc sĩ Trọng Loan - Hồi ức sáng tác và các tác phẩm âm nhạc

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố nhạc sĩ Trọng Loan (Nguyễn Trọng Loan), Nhà xuất bản Quân đội vừa hoàn thành và ra mắt cuốn sách "Đại tá, nhạc sĩ Trọng Loan - Hồi ức sáng tác và các tác phẩm âm nhạc”.

Không gian đọc kết nối trái tim

(HBĐT) - "Tôi muốn tạo dựng cho các bạn nhỏ một không gian lành mạnh để đọc sách, chia sẻ, tương tác với nhau. Tôi cũng gửi gắm cả mong ước từ không gian này không chỉ hình thành thói quen đọc sách mà còn xây dựng cho các bạn nhỏ suy nghĩ nghiêm cẩn về việc đọc sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục