(HBĐT) - Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023 diễn ra từ ngày 20 - 26/6 tại Cung Văn hoá tỉnh Hoà Bình, do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Sở VH-TT&DL tỉnh Hòa Bình tổ chức khép lại đã đem đến cho khán giả yêu âm nhạc nhiều cảm xúc với cái nhìn đa sắc màu và ấn tượng sâu đậm về nhạc cụ dân tộc.


Tiết mục hòa tấu "Linh thiêng thác Bờ" của Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hoà Bình tham dự tại cuộc thi.

Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hoà Bình mang đến cuộc thi chương trình về chủ đề "Chiêng Mường thức giấc” với các tiết mục hoà tấu "Chiêng Mường thức giấc”, độc tấu sáo trúc "Nhớ về dòng sông”, độc tấu sáo Mèo "Xuống chợ”, hoà tấu "Linh thiêng thác Bờ” và hoà tấu tác phẩm nước ngoài "Luân vũ hoàn”. Với sự chuẩn bị chu đáo từ lên ý tưởng, dựng kịch bản đến luyện tập và biểu diễn, chương trình của Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã để lại nhiều ấn tượng, cung bậc cảm xúc với các nghệ sĩ, nhạc công và khán giả.

Chia sẻ cảm xúc sau khi kết thúc phần trình diễn, nhạc sĩ Đinh Tùng Bách, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hoà Bình cho biết: Tham dự cuộc thi với chủ đề "Chiêng Mường thức giấc”, tập thể nghệ sĩ, nhạc công và ê kíp trong đoàn đã nỗ lực tập luyện với  mong muốn không chỉ giới thiệu đến người dân cả nước về văn hoá, nhạc cụ, âm nhạc truyền thống độc đáo, đặc sắc của các dân tộc tỉnh Hoà Bình mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hoá, âm nhạc truyền thống của dân tộc. 

Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023 đợt 2 tổ chức tại thành phố Hòa Bình có gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 39 đơn vị nghệ thuật trên cả nước với 190 tiết mục độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc đặc sắc của các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công. Các Đoàn Nghệ thuật truyền thống đã thể hiện rõ đặc trưng âm nhạc vùng, miền, địa phương. Các chương trình nghệ thuật được đầu tư công phu cả về dàn dựng, hòa âm, phối khí, kỹ thuật biểu diễn của các nghệ sĩ, nhạc công… đã góp phần tạo nên thành công cho mỗi tác phẩm.

Bạn Đỗ Việt Hoàng, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) chia sẻ: Các tiết mục không chỉ thoả mãn thính giác mà còn thoả mãn thị giác của khán thính giả. Sau khi xem xong phần trình diễn của đoàn Hoà Bình, tôi cảm thấy bồi hồi, xúc động. Qua các tiết mục, từ trang phục, đạo cụ, hoà phối các nhạc cụ rất đặc sắc đã chạm được mạch nguồn của dân tộc. Tôi hy vọng Hoà Bình sẽ được đăng cai nhiều cuộc thế này để thế hệ trẻ biết được bản sắc văn hoá, âm nhạc dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Bằng phong cách biểu diễn tự tin, lôi cuốn, kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu đạt trình độ điêu luyện, tinh xảo, tinh tế trong từng tiếng đàn, giàu cung bậc cảm xúc, được thể hiện qua nhiều phong cách, thể loại từ nhạc truyền thống như chèo, tuồng, tài tử - cải lương, cải biên hay đương đại nhưng vẫn mang tính dân tộc. Bên cạnh đó, các đoàn ca múa nhạc đã thể hiện tính hiện đại trong việc đưa nhạc cụ phương Tây, thanh nhạc hoặc những hiệu ứng khác hỗ trợ cho nhạc cụ dân tộc để có những tác phẩm dân tộc mới hơn, hiện đại hơn. Những kỹ năng, kỹ xảo đó đã giúp các nghệ sĩ truyền tải được nội dung tác phẩm đến người nghe một cách đầy thuyết phục.

Theo PGS,TS Bùi Thiên Hoàng Quân, Giám đốc Trung tâm biểu diễn, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo: Cuộc thi là hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp nhằm phát hiện những tài năng âm nhạc truyền thống; là sân khấu để nghệ sỹ biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các đơn vị nghệ thuật, giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập chuyên ngành nhạc cụ truyền thống được thể hiện khả năng, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật; bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam. Đây cũng là dịp các cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp rút ra những bài học về quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng nhằm tìm ra những phương thức hoạt động góp phần thúc đẩy các loại hình âm nhạc truyền thống ngày càng phát triển.

Những thanh âm đa sắc màu đã được vang lên từ những nhạc cụ dân tộc giàu sức biểu hiện, được trình tấu bởi những nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc tài năng từ nhiều địa phương của cả nước. Qua cuộc thi đã khẳng định sức sống của văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, âm nhạc cũng như nhạc cụ dân tộc Việt Nam nói riêng luôn hiện diện trong đời sống tinh thần của người Việt Nam với tính đa dạng và thống nhất là đặc trưng của người dân Việt, văn hóa Việt.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Trải qua 11 ngày đêm biểu diễn tranh tài, các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đã đem đến cho khán giả yêu âm nhạc nhiều cảm xúc với cái nhìn đa sắc màu và những ấn tượng sâu đậm về nhạc cụ các dân tộc. Các tiết mục biểu diễn độc tấu và hòa tấu không chỉ thể hiện tinh hoa của âm nhạc truyền thống mà bao hàm trong đó nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quý báu của các dân tộc Việt Nam. Cuộc thi là hoạt động hết sức cần thiết, cần được duy trì, nâng cao về quy mô và chất lượng. Bên cạnh các tiết mục dự thi được đầu tư công phu về vũ đạo, hòa âm, phối khí, kỹ thuật biểu diễn một cách tự nhiên, điêu luyện của các nghệ nhân, nhạc công, vẫn còn một số tiết mục chưa được quan tâm, đầu tư nghiêm túc. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ trì, đơn vị nghệ thuật, nhà hát có nghệ nhân, nhạc công tham gia cần tiếp tục quan tâm, đầu tư kỹ lưỡng cho các cuộc thi; tiếp tục chú trọng giữ gìn, phát huy các hoạt động nghệ thuật truyền thống của địa phương, đơn vị; có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút, bồi dưỡng, đào tạo các nghệ sỹ, nhạc sỹ trẻ, tài năng kế thừa âm nhạc truyền thống của dân tộc trong tương lai. 

Đỗ Hà


Các tin khác


Xã Thượng Cốc nhân rộng phong trào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá

(HBĐT) - Xây dựng được nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB), nổi bật là các CLB văn hoá, văn nghệ, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) trở thành một trong những điểm sáng về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở. Từ đây, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được thực hiện hiệu quả.

Đà Nẵng tổ chức Lễ hội tận hưởng mùa hè 2023-Wow Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 28/7-1/8, Lễ hội tận hưởng mùa hè 2023-Wow Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều du khách đến với thành phố biển. Sự kiện nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, mang đến cho người dân, du khách trải nghiệm mới lạ và ấn tượng trong mùa du lịch hè với hàng loạt hoạt động hấp dẫn.

Hà Nội: Cấp phép biểu diễn cho nhóm nhạc Blackpink

Ngày 4/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, cơ quan này vừa có văn bản chấp thuận cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Âm nhạc IME (trụ sở tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình nghệ thuật của nhóm nhạc Blackpink tại Hà Nội.

Lễ hội âm nhạc điện tử Danang Electronic Carnival sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Tại buổi Họp báo chiều 3/7, bà Huỳnh Ngọc Huyền, đại diện Công ty truyền thông Phong Việt cho biết, đêm 7/7 tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng sẽ diễn ra Lễ hội âm nhạc điện tử Danang Electronic Carnival để phục vụ người dân, du khách vui chơi, thưởng thức các loại hình âm nhạc mới, hiện đại của Việt Nam và quốc tế.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật ''Thành phố tỏa sáng''

Tối 2/7, tại Công viên 23/9, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề "Thành phố tỏa sáng” nhân kỷ niệm 325 năm hình thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh và 47 năm thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lễ cầu siêu và thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ

Tối 1/7, tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Lễ cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu và thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt Sĩ (27/7/1947-27/7/2023).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục