Vào đầu năm mới, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình diễn ra nhiều lễ hội Xuân truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của các vùng. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, lành mạnh, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã và đang tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.


Tình trạng bày bán thực phẩm không che đậy nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn xảy ra ở một số lễ hội trong tỉnh. Trong ảnh: Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông 2 xã Pà Cò, Hang Kia, huyện Mai Châu năm 2024. 

Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy năm 2024 được tổ chức quy mô cấp tỉnh, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch trên địa bàn. 
Ảnh: P.V

Lễ hội Xuân tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống

Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 73 lễ hội đăng ký tổ chức, trong đó có 2 lễ hội cấp tỉnh; 9 lễ hội cấp huyện, thành phố; 37 lễ hội cấp xã; 25 lễ hội cấp thôn, xóm.

Năm nay, 2 lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh là Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy và Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh được tổ chức tại huyện Tân Lạc. Lễ hội chùa Tiên là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống lâu đời, có vai trò quan trọng trong đời sống của Nhân dân, là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn. Lễ hội có nguồn gốc từ xa xưa, được phục dựng và duy trì tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội chùa Tiên còn là dịp để ôn lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, tưởng nhớ những bậc tiền nhân đã có công khai phá và tạo dựng nên những vùng đất, miền quê sơn thuỷ hữu tình. Lễ hội được tổ chức thường niên góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, đồng thời quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Là năm thứ 2 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường là lễ hội dân gian truyền thống có quy mô lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở 4 vùng mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động) của tỉnh. Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công mở đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với mọi nhà. Trong những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được nâng lên, mỗi dịp Tết đến, Xuân về đồng bào các dân tộc đã trở về quê hương, tham gia các hoạt động tại lễ hội ngày một đông hơn. Lễ hội Khai hạ được khôi phục và duy trì tổ chức ở nhiều nơi trong tỉnh. Lễ hội đã góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân và thu hút du khách, là hoạt động triển khai Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh nhằm tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, con người, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Hoà Bình để phát triển du lịch. 

Có thể khẳng định, việc tổ chức các lễ hội truyền thống vào dịp đầu năm mới không chỉ nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là dịp để các địa phương giới thiệu, quảng bá và thu hút đông đảo du khách về tham dự.

Để lễ hội Xuân diễn ra văn minh, an toàn

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 169/UBND-NVK, ngày 1/2/2024 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Để thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ nhằm tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức lễ hội. Cụ thể: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm cán bộ, nhân dân trong việc thực hiện các quy định về tổ chức lễ hội, nhất là việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng lối sống, ứng xử văn minh trong gia đình, cộng đồng và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; xây dựng và nhân rộng những mô hình điểm, giảm bớt những hiện tượng phản cảm trong văn hóa ứng xử, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức lễ hội, ban tổ chức lễ hội phê duyệt quy chế làm việc của ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của ban tổ chức lễ hội, về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định. Công bố công khai sơ đồ các điểm vui chơi, giải trí trong khu vực lễ hội, thực hiện việc quản lý, đốt vàng mã đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định; nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ tại các di tích và lễ hội. Việc tổ chức sắp xếp các dịch vụ phục vụ du khách phải có biển chỉ dẫn sơ đồ các khu vực trong khuôn viên di tích; sắp xếp hợp lý nơi sắp lễ, giá để đồ lễ, nơi dâng lễ, đốt hương, hóa sớ; xem xét, bố trí hợp lý nơi thắp hương bảo đảm an toàn và phòng, chống cháy nổ cho di tích; có bảng tóm tắt giới thiệu lịch sử, giá trị kiến trúc, văn hóa nghệ thuật của di tích…

Về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, các Ban Quản lý di tích tổ chức sắp xếp hợp lý các dịch vụ phục vụ du khách; khuyến khích mỗi di tích chỉ đặt một lư hương chung phục vụ người hành lễ, khách tham quan và người hành lễ không đặt tiền lễ, tiền công đức lên các ban thờ hoặc gài tiền lẻ vào đồ lễ, tượng thờ cũng như các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích. Bố trí nơi chứa rác thải, nhà vệ sinh bảo đảm tiện lợi cho nhân dân. Quy hoạch sắp xếp hệ thống hàng quán dịch vụ khoa học, hợp lý, nơi trông giữ phương tiện giao thông thuận tiện cho nhân dân. Nghiêm cấm mua bán ấn phẩm văn hóa chưa được phép lưu hành, phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh trật tự, xóa bỏ tai, tệ nạn xã hội… Tổ chức kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 trên địa bàn để xử lý kịp thời những sai phạm, tiêu cực trong hoạt động tổ chức lễ hội, vi phạm Luật Di sản văn hóa, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; nghiêm cấm xâm hại di tích và ảnh hưởng đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng để lễ hội phát triển lành mạnh, đúng hướng… 

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 201/UBND-NVK về việc triển khai thực hiện Công điện số 11/CĐ-TTg, ngày 30/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện các nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của các cơ quan chuyên ngành ở tỉnh đã ban hành. 

Việc tăng cường công tác quản lý tổ chức hoạt động văn hóa, lễ hội sẽ góp phần đảm bảo cho các hoạt động văn hóa lễ hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 diễn ra văn minh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, thuần phong, mỹ tục của địa phương, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tuy vậy, để các sự kiện văn hóa, lễ hội diễn ra đảm bảo phần nghi lễ được tiến hành trang trọng, đúng nghi thức, phần hội vui tươi, lành mạnh, đa dạng về hình thức với các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống, tạo ấn tượng sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân, cùng với việc làm tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội cần sự tham gia, vào cuộc chủ động, tự giác, trách nhiệm của cộng đồng. Mỗi người dân tham gia lễ hội cần trang bị cho mình văn hóa ứng xử với lễ hội, hiểu đúng và thực hành đúng các nghi thức cũng như tham gia đúng mực vào các hoạt động phần hội, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa tinh thần của lễ hội trong đời sống hiện đại, xây dựng nếp sống văn minh tại các di tích, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Tăng cường kiểm tra, rà soát hoạt động các lễ hội đảm bảo quy định

Lưu Huy Linh
Phó Giám đốc phụ trách Sở VH-TT&DL

Là cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh thực hiện công tác quản lý lễ hội trên địa bàn, Sở VH-TT&DL đã rà soát và tổng hợp các lễ hội đăng ký tổ chức trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Sở chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động lễ hội; xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng giá, ép giá; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính và các hoạt động không lành mạnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bảo đảm phục vụ Nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc...      

Tổ chức Lễ hội chùa Tiên để lại ấn tượng tốt đẹp cho người dân, du khách

Nguyễn Ngọc Vân
Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy

Năm 2024, Lễ hội chùa Tiên vinh dự được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Lễ khai hội diễn ra trong 3 ngày từ 12 - 14/2/2024 (tức mùng 3, 4, 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Là lễ hội đặc trưng kéo dài 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch). Để tổ chức tốt lễ hội, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện nghiêm túc công tác quản lý lễ hội. Trong đó, huyện đã có kế hoạch, phương án cụ thể đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong lễ hội. Trong các ngày tổ chức lễ khai hội, lượng khách đến với di tích chùa Tiên rất lớn, huyện đã bố trí cho đại biểu, du khách di chuyển bằng xe điện, đã hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc. Do đó, Lễ khai hội chùa Tiên với quy mô cấp tỉnh đã thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng tốt đối với các đại biểu, nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh. 

Siết chặt hơn nữa hoạt động lễ hội Xuân 

Nguyễn Thu Hiền
Phường Phương Lâm (TP Hòa Bình)

Năm nào cũng vậy, gia đình tôi đều dành thời gian du Xuân, tham quan, vãn cảnh tại các đền, chùa, lễ hội ở một số địa điểm nổi tiếng trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy, các hoạt động lễ hội đầu Xuân ngày càng được các địa phương tổ chức văn minh, trang trọng, mang đậm văn hóa truyền thống. Tôi nhận thấy sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các lễ hội được tổ chức lại nhiều hơn, thu hút đông đảo người dân tham gia. Do vậy, việc đảm bảo an ninh, an toàn của một số lễ hội gặp nhiều khó khăn. Tại một số lễ hội đôi khi vẫn chưa được quản lý tốt, hàng hóa bày bán chưa ngay ngắn, lấn chiếm vỉa hè, không che đậy nguy cơ mất an toàn thực phẩm, bán không đúng giá niêm yết. Một số điểm thờ tự còn tình trạng người dân để vung vãi tiền lẻ khắp nơi... Tôi mong tình trạng này sẽ được siết chặt quản lý hơn nữa trong năm nay để hoạt động lễ hội ngày Xuân diễn ra thật sự văn minh, lành mạnh. 


Hương Lan

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục