Là xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh, diện mạo xã Yên Trị (Yên Thuỷ) có sự đổi thay mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng KT-XH được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.


Các tuyến đường giao thông ở xã Yên Trị (Yên Thủy) được cứng hóa, trồng hoa, cây xanh hai bên đường tạo cảnh quan sạch, đẹp.

Điều ấn tượng khi đến Yên Trị là diện mạo nông thôn thanh bình, trù phú. Trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá được đầu tư khang trang. Đồng ruộng xanh mướt, những ngôi nhà kiên cố, hiện đại ngày một nhiều. Hệ thống giao thông từ trục chính đến các thôn, xóm được cứng hóa, có đèn điện chiếu sáng và được trồng hoa, cây xanh dọc hai bên đường…

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, phong trào xây dựng làng bản, cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa được đẩy mạnh; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống người dân trong xã được nâng lên, năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 62,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 1,39%, trong xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. 

Đồng chí Bùi Phi Diệp, Chủ tịch UBND xã Yên Trị cho biết: Ngay từ khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, HĐND, UBND xã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Vì vậy, sau khi địa phương về đích  nông thôn mới, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên cùng sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, vào cuộc của hệ thống chính trị và nhân dân, Yên Trị đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, tạo tiền đề xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Để xây dựng nông thôn mới bền vững, từng bước nâng cao các tiêu chí để đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tăng cường tuyên truyền đến người dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới với phương châm "nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Từ đó giúp cán bộ, nhân dân nhận thức ngày càng rõ và đúng đắn hơn, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. 

Những năm qua, xã Yên Trị dồn lực xây dựng nông thôn mới bền vững, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển nông nghiệp theo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, tạo liên kết chuỗi, gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển văn hóa giàu bản sắc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, xã khuyến khích bà con phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Trong những năm qua, Yên Trị đã nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất chuyên canh phù hợp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ, đưa các loại cây trồng có giá trị và năng suất cao vào sản xuất. Triển khai hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, phát triển gia trại, trang trại, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư; ưu tiên chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, gắn với chỉnh trang vườn hộ, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; khai thác, phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm nông nghiệp, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP cao dạ cẩm, bột ăn liền… Hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Trị liên kết chuỗi giá trị gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây xạ đen, cây ngưu tất với quy mô trên 30ha.

Theo đồng chí Bùi Phi Diệp, Chủ tịch UBND xã Yên Trị, thời gian tới, xã tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH, như đầu tư đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, hạ thế điện; kêu gọi đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, văn hóa… Xã phấn đấu nâng mức thu nhập của người dân năm 2024 lên 65 triệu đồng/ người; đến năm 2025 Yên Trị đạt xã nông thôn mới thông minh.

Đỗ Hà

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục