Hòa Bình – cái nôi của người Việt cổ, là vùng đất nổi tiếng với sử thiĐẻ đất, đẻ nước, các áng Mo truyền kỳvà các phong tục độc đáo như "cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới.” Nơi đây, các dân tộc chính: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông vàKinh đã sáng tạo nên kho tàng di sản văn hóa phong phú, trong đó trang phục truyền thống là một phần thể hiện rõ nét nhất bản sắc văn hoá của các dân tộc.



Phụ nữ xã Miền Đồi (Lạc Sơn) duyên dáng trong trang phục truyền thống dân tộc Mường.

Lưu giữ trang phục truyền thống các dân tộc Hòa Bình

Trang phục truyền thống là biểu tượng văn hóa độc đáo của từng dân tộc, phản ánh tín ngưỡng, phong tục và bản sắc riêng. Mỗi họa tiết, màu sắc trên trang phục là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật thủ công, tri thức dân gian và nghệ thuật; chứa đựng trong đó cả lịch sử và tinh hoa văn hóa. Những bộ trang phục của các dân tộc thiểu số (DTTS) Hòa Bình được sử dụng không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày mà còn trong các lễ hội, nghi lễ quan trọng của đời người như cưới hỏi, tang ma.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm bảo tồn từ các cấp chính quyền và cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có trang phục đã được khôi phục và phát huy mạnh mẽ. Theo Kế hoạch số 87/KH-UBND, UBND tỉnh Hòa Bình đã khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh ở các trường dân tộc nội trú mặc trang phục truyền thống ít nhất một buổi trong tuần. Nhiều trường học đã đưa trang phục truyền thống của dân tộc Mường vào đồng phục, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng tự hào và trách nhiệm gìn giữ văn hóa dân tộc.

Ngày 24/11/2023, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" giai đoạn 2023 - 2030. Đề án đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể để bảo tồn trang phục truyền thống của người Mường, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong công tác này.

Chị Bùi Thị Hòa, hội viên phụ nữ xã Miền Đồi (Lạc Sơn) chia sẻ: Tôi luôn ý thức và tự hào khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc Mường. Trong các dịp lễ, Tết, các chương trình giao lưu, văn nghệ hay các sự kiện trong gia đình, ổ nhà, tôi đều lựa chọn trang phục là bộ váy Mường truyền thống.

Có thể nói, trang phục truyền thống các DTTS tỉnh Hòa Bình là biểu tượng văn hóa, cầu nối gắn kết giữa các thế hệ và điểm nhấn trong du lịch văn hóa của tỉnh. Vẻ đẹp mộc mạc và đậm chất truyền thống của những bộ trang phục không chỉ ý nghĩa với người dân địa phương mà còn chinh phục bao du khách khi đến Hòa Bình.

Chị Ngô Thị Hoa, khách du lịch đến Hòa Bình chia sẻ: Ấn tượng khi đến các bản làng người Thái ở huyện Mai Châu là hình ảnh những cô gái duyên dáng trong trang phục truyền thống. Đặc biệt, khi được xem các cô gái biểu diễn điệu Keng Loóng (một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia) của dân tộc Thái và cùng nắm tay trong vòng xòe đoàn kết, thể hiện tình cảm gắn bó bền chặt của người Thái với cộng đồng… thật ý nghĩa.

Tôn vinh trang phục truyền thống tại Tuần Văn hóa - Du lịch 

Theo Sở VH-TT&DL, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024, chương trình trình diễn trang phục truyền thống sẽ diễn ra đầy sắc màu, tái hiện đậm nét văn hóa các dân tộc ở Hòa Bình: Mường, Thái, Dao, Tày, Mông và Kinh. Sự kiện không chỉ là cơ hội tôn vinh trang phục truyền thống, mà còn đưa người xem về với bản sắc dân tộc qua từng bộ trang phục và màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc. Các tiết mục được tổ chức theo trình tự trình diễn của các dân tộc, giúp khán giả có cái nhìn toàn diện và sinh động về văn hóa phong phú của đồng bào các dân tộc ở Hòa Bình.

Phần trình diễn trang phục dân tộc Mường sẽ tôn vinh vẻ đẹp 4 Mường với màn trình diễn của 4 đôi nam nữ đại diện cho các vùng Mường (Bi, Vang, Thàng, Động). Màn trình diễn được thể hiện song hành với màn múa bông và múa xênh tiền - nét đặc trưng của người Mường. Tiếng chiêng hòa cùng điệu múa sẽ tạo không khí đầy cảm xúc cho phần mở đầu chương trình.

Tiếp theo là màn trình diễn trang phục của 3 đôi nam nữ dân tộc Thái ở huyện Mai Châu. Trang phục Thái, đặc biệt là váy, áo của phụ nữ duyên dáng với những họa tiết thổ cẩm tinh xảo sẽ được trình diễn song hành với màn trình diễn nghệ thuật Keng Lóong và màn múa xòe thể hiện tình cảm gắn bó bền chặt của người Thái với cộng đồng.

Phần trình diễn của 2 đôi nam nữ dân tộc Dao, đại diện cho hai ngành Dao Tiền và Dao quần Chẹt sẽ khoác lên mình những bộ trang phục đỏ rực rỡ với các phụ kiện bạc cầu kỳ. Điểm nhấn là phần múa và hoạt cảnh dân tộc Dao khơi gợi hình ảnh sinh động về cuộc sống của đồng bào giữa thiên nhiên hùng vĩ. Mỗi động tác múa sẽ đưa người xem khám phá chiều sâu văn hóa, tín ngưỡng của người Dao và cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ của họ.

Phần trình diễn của dân tộc Tày tiếp nối bằng những bộ trang giản dị nhưng thanh thoát. Phụ nữ Tày trong bộ trang phục truyền thống mang đến vẻ đẹp đằm thắm và nền nã. Phần trình diễn trang phục được hòa quyện giữa âm thanh bài ca, điệu múa tái hiện cuộc sống êm đềm và lòng tự hào dân tộc của người Tày.

Trang phục của dân tộc Mông xuất hiện với đầy màu sắc, phụ kiện sặc sỡ, thể hiện cá tính mạnh mẽ và phong phú trong văn hóa. Các chàng trai, cô gái dân tộc Mông trình diễn điệu múa khèn và các trò chơi dân gian truyền thống như ném pao, tạo ra không khí sôi động, hào hứng. 

Khép lại chương trình là màn trình diễn trang phục của dân tộc Kinh – dân tộc có vai trò quan trọng trong sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác. Bộ áo dài truyền thống đại diện cho vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam, cùng với trang phục áo tứ thân, áo bà ba thể hiện nét đẹp đa dạng của người Kinh. Phần trình diễn của người Kinh là lời kết hoàn hảo, đưa khán giả trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam trong sự giao hòa các sắc màu văn hóa...



Hồng Duyên

Các tin khác


Bữa cơm đại đoàn kết – thắt chặt tình làng, nghĩa xóm

Đã thành nét đẹp truyền thống, nhiều năm qua, các khu dân cư (KDC) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tổ chức những bữa cơm đại đoàn kết nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Quây quần bên mâm cơm ấm tình không chỉ là dịp để những người dân sống cùng KDC, người con xa quê trở về gặp gỡ, chia sẻ mà còn là cầu nối gắn kết các gia đình, không phân biệt giai tầng xã hội, cùng chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường

Trên địa bàn huyện Yên Thủy có 7 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 70%, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 69%. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thủy luôn quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Huyện Mai Châu đa dạng hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm đến nay, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Mai Châu tiếp tục được đẩy mạnh, đổi mới về hình thức, nội dung.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết

Ngày 6/11, khu dân cư (KDC) xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Tới dự có đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và huyện Yên Thủy.

Thông cáo báo chí Tuần văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Ban Tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Hoà Bình năm 2024 vừa ban hành Thông cáo cáo chí. 

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư Khị, xã Nhân Nghĩa

Ngày 6/11, khu dân cư (KDC) Khị, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Tới dự có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo một số ban, sở, ngành và huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục