Thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 tại Quyết định số 96/QĐ-TTg, ngày 19/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL, ngày 28/1/2022 của Bộ VH-TT&DL về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, thời gian qua, công tác truyền thông được tỉnh Hoà Bình quan tâm thực hiện và đạt hiệu quả tích cực.
Hội LHPN huyện Yên Thủy phối hợp với Hội LHPN xã Đa Phúc tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Chị Đinh Bích Liên, tổ 17, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) cho biết: Người Việt Nam từ xưa đến nay đều duy trì truyền thống gia đình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống. Thời gian qua, theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi nắm được Bộ VH-TT&DL đã có Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Mỗi chúng ta đều soi chiếu vào để phấn đấu xây dựng gia đình ngày càng ấm no, bình đẳng, hạnh phúc…
Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình, khơi gợi tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, làm nền tảng xây dựng cộng đồng hạnh phúc, quốc gia phồn thịnh, hạnh phúc. Bộ tiêu chí bao gồm 5 nội dung chính, được phổ biến và áp dụng với mọi gia đình và các thành viên gia đình Việt Nam. Tiêu chí ứng xử chung là "tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ”. Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng: Chung thủy, nghĩa tình. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ.
Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Việc thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình thông qua những chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử giữa các thành viên. Từ đó, góp phần thay đổi ý thức, điều chỉnh hành động, cách ứng xử giữa các thành viên để giảm thiểu bạo lực gia đình (BLGĐ), đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng, gìn giữ hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình, hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.
Các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ được triển khai với nhiều hình thức, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện công tác gia đình, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tốt đẹp của các dân tộc, bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
Để tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình và phòng, chống BLGĐ, theo Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Trường, tỉnh tiếp tục xây dựng chương trình, kế hoạch, dành thời lượng để đăng tải các tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề trên báo hình, báo in, báo nói, báo điện tử. Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, tuyên truyền trên bảng tin cộng đồng chủ đề và thông điệp. Mỗi địa phương nên chủ động tổ chức các hoạt động, nội dung tuyên truyền phù hợp, chú trọng đến việc chỉ đạo hoạt động truyền thông ở các cấp xã, phường, thị trấn... Đồng loạt truyền thông các sự kiện có ý nghĩa trong công tác gia đình cũng là một cách để thu hút sự chú ý của các tâng lớp nhân dân. Chú trọng xây dụng chuyên trang về công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ, giáo dục đạo đức, lối sống gia đình phủ hợp với văn hóa, truyền thống của từng địa phương.
Cùng với đó, tăng cường hiệu quả các hình thức truyền thông giáo dục vận động nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò gia đình, văn hóa gia đình trong giáo dục nhân cách con người. Cụ thể: Truyền thông qua các chương trình văn hóa, nghệ thuật, sân khấu… có vai trò đặc biệt đối với đời sống văn hóa tinh thần của con người. Phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là báo chí có vai trò quan trọng trong tuyên truyền về ứng xử trong gia đình, đặc biệt là phòng, chống BLGĐ. Tăng cường sự phối hợp của các cấp, ngành trong công tác truyền thông về công tác gia đình để phổ biến trong toàn tỉnh.
Hương Lan
Sáng 30/11, tại TP Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nam Định phối hợp với UBND huyện Vụ Bản tổ chức Hội thảo khoa học: "Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hoá (DSVH) các dân tộc tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (NQ04) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, trong 10 chỉ tiêu của NQ04 đã có 3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra đến năm 2025. Điển hình là có 70% di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của các dân tộc trong tỉnh nằm trong danh mục DSVHPVT quốc gia được BT&PH, vượt 20% so với NQ đề ra.
Trước đây, vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên gắn với hệ thống ruộng bậc thang ở xã vùng cao Miền Đồi (Lạc Sơn) được biết đến nhưng thông tin chưa lan tỏa. Năm 2024, với sự vào cuộc của truyền thông cùng nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền trong triển khai hoạt động tham quan, trải nghiệm mùa lúa chín đã giúp địa phương trở thành "từ khóa” được đông đảo du khách tìm kiếm và khám phá.