Nói đến nhạc cụ dân tộc Mường có thể nhắc đến nhiều loại nhạc cụ như chiêng, sáo ôi, cò ke... được sử dụng phổ biến. Đối với kèn Bỉ Đôi, một nhạc cụ rất độc đáo riêng có nhiều năm nay được người Mường huyện vùng cao Đà Bắc lưu giữ, bảo tồn và quý trọng.



Nghệ nhân Đinh Xuân Giao (thứ hai bên trái), tiểu khu Tày Măng, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) trình diễn kèn Bỉ Đôi.

Bỉ Đôi còn được người Mường huyện Đà Bắc gọi là Pí Tôi, Pí Đôi. Người Mường dùng kèn Bỉ Đôi trong các dịp vui chơi, lễ Tết và trong những khoảnh khắc tự sự sau những giờ lao động mệt nhọc. Kèn Bỉ Đôi đã trở thành loại nhạc cụ không thể thiếu, làm nên hồn cốt của người Mường nơi vùng cao này. Chia sẻ về nguồn gốc của kèn Bỉ Đôi, nghệ nhân Đinh Xuân Giao, tiểu khu Tày Măng, thị trấn Đà Bắc cho biết: Không biết kèn Bỉ Đôi có từ bao giờ, từ nhỏ tôi đã được nghe các cụ kể câu chuyện về sự ra đời của kèn Bỉ Đôi. Chuyện rằng, xưa có một chàng trai bị câm đem lòng yêu một cô gái rất xinh đẹp, muốn ngỏ lời với cô gái mà không nói được, chàng nghĩ mãi mới tìm ra một loại nhạc cụ để nói lên nỗi lòng mình. Chàng đã lên rừng tìm chọn ống nứa già đem cắt gọt, sấy khô trên gác bếp rồi ghép thành đôi, khoét 16 lỗ kép, lấy tổ sâu cho vào đầu kèn để thổi phát ra tiếng kèn du dương, tha thiết tỏ tình với người mình yêu. Ý tưởng độc đáo chàng trai đưa vào là cây kèn đôi gồm 2 ống nứa song song ghép cùng nhau để muốn nói rằng chàng muốn song đôi cùng cô gái. Với tình cảm chân thành của chàng trai câm, cô gái xinh đẹp đã đồng ý về chung mái nhà, xây tổ ấm… Từ đó loại nhạc cụ ra đời và được đặt tên là "Phỉ Tôi”, nay thường gọi là Bỉ Đôi - được người Mường ví thay cho tiếng gọi người yêu, tiếng gọi của tình yêu đôi lứa.

Theo ông Giao, để làm 1 chiếc kèn Bỉ Đôi không dễ, phải chọn nhiều cây nứa già có ngọn và nhiều tổ sâu mới chế tác được một chiếc kèn hoàn chỉnh. Sau này, kèn Bỉ Đôi không chỉ được dùng trong cuộc sống thường ngày mà còn được biểu diễn hoà vào các loại nhạc cụ khác tại lễ hội, hội thi, hội diễn. Thành tích cao nhất ông đạt được là huy chương bạc toàn quốc. Hiện kèn Bỉ Đôi đã được đưa vào biểu diễn ở một số điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn, việc truyền dạy cách làm cũng như thổi kèn Bỉ Đôi cho thế hệ trẻ cũng bắt đầu được quan tâm.

Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, cụ thể và đầy đủ về kèn Bỉ Đôi. Với sự nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số của tỉnh, từ tháng 10 - 12/2024, Sở VH-TT& DL đã tiến hành sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi lại cách thức tìm kiếm nguyên liệu, cách chế tác và truyền dạy nhạc cụ Bỉ Đôi. Việc tổ chức khảo sát, nghiên cứu đồng thời là nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ Đề án bảo tồn giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” của tỉnh, qua đó tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và những ý nghĩa to lớn của nhạc cụ truyền thống trong đời sống văn hóa của người Mường. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy giá trị của nhạc cụ Bỉ Đôi truyền thống của người Mường, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội về bảo tồn di sản văn hóa.

Trong tháng 12/2024, Sở VH-TT&DL đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn nhạc cụ Bỉ Đôi truyền thống của người Mường tại huyện Đà Bắc với sự tham dự của các nghệ nhân kèn Bỉ Đôi huyện Đà Bắc. Trao đổi tại hội nghị, đồng chí Bàn Kim Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc bày tỏ sự vui mừng khi kèn Bỉ Đôi được tỉnh quan tâm đầu tư sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn một cách bài bản. Trên cơ sở kết quả sưu tầm, nghiên cứu của tỉnh, huyện sẽ giao cơ quan chức năng triển khai các biện pháp tiếp tục bảo tồn, phát huy kèn Bỉ Đôi trên địa bàn huyện.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Với tinh thần và ý thức trách nhiệm, chúng tôi kỳ vọng qua sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi, bảo tồn nhạc cụ Bỉ Đôi truyền thống dân tộc Mường tại huyện Đà Bắc, các tư liệu, luận cứ khoa học sẽ được đưa ra phân tích để làm sáng tỏ thêm về vai trò, giá trị của nhạc cụ truyền thống dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Đồng thời khuyến nghị những định hướng, giải pháp góp phần bảo tồn di sản trong đời sống của người Mường trước bối cảnh hội nhập toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Để công tác bảo tồn, phát huy nhạc cụ truyền thống dân tộc nói chung, giá trị của nhạc cụ Bỉ Đôi dân tộc Mường nói riêng đạt hiệu quả cần sự chung tay của cả cộng đồng, từ cơ quan quản lý đến người dân đều có trách nhiệm và nỗ lực giữ gìn hồn cốt dân tộc qua nhạc cụ truyền thống.


Hương Lan


Các tin khác


Khởi công xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với du lịch tại xã Hợp Phong

Sáng 8/1, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và huyện Cao Phong...

Triển khai công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025

Ngày 7/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Hà Nội chuẩn bị tổ chức Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025

Hà Nội chuẩn bị bừng sáng trong sự kiện đặc sắc Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện khai mở của Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội (Hanoi International Light Festival 2025 - viết tắt là Hanoi Light) đầu tiên tại Thủ đô.

Hấp dẫn hương vị trà hoa cúc tại trang trại hữu cơ trong lòng thành phố

Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình hơn 10 km, Trang trại hữu cơ Sen Vàng tọa lạc tại xóm Đồng Chụa, phường Thống Nhất. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên và tìm kiếm sự bình yên sau những bộn bề cuộc sống. Với diện tích hơn 60 ha, trang trại được quy hoạch bài bản, kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và những khu vực trải nghiệm đa dạng.

Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 dự kiến khai mạc ngày 22/1 tại Quảng trường Hoà Bình

Sáng 3/1, Ban Tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025 tổ chức họp nhằm chuẩn bị các điều kiện tổ chức Hội báo. Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội báo chủ trì cuộc họp.

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục