Ngày 16/4, Bảo tàng tỉnh tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các giá trị tiêu biểu của nền "Văn hoá Hoà Bình” trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tại Trường THPT Mai Châu B (xã Xăm Khoè, huyện Mai Châu).
Các đại biểu, cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Mai Châu B tham quan hình ảnh trưng bày tại chương trình.
Người Hoà Bình tự hào về lịch sử lâu đời của mình, tự hào là địa điểm đầu tiên phát hiện và được mang tên một nền văn hoá khảo cổ không chỉ tồn tại ở Việt Nam, mà còn ở một số nước Đông Nam Á, đó là nền "Văn hoá Hoà Bình”, tồn tại trong thời gian từ 30.000 - 7.500 năm cách ngày nay. Các di chỉ Văn hoá Hoà Bình có mặt gần như ở khắp các huyện trong tỉnh với mật độ phân bố khác nhau. Người có công đầu trong việc phát hiện, nghiên cứu là nhà nữ khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani.
Từ khi phát hiện đến nay, các di chỉ Văn hoá Hoà Bình đã thu hút các nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, tại huyện Mai Châu có 5 di chỉ thuộc nền "Văn hoá Hoà Bình” là: hang Khấu Pục hay còn gọi là hang Thóc giống, mái đá Đán Đua, mái đá Phứng Quyền, hang Láng và hang Khoài. Trong đó có 2 di chỉ đã được xếp hạng cấp quốc gia là hang Láng (năm 2005) và hang Khoài (năm 1997). Với những kết quả nghiên cứu, khai quật khảo cổ ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mai Châu đã đóng góp thêm dữ liệu lịch sử cho hoạt động giáo dục và làm sáng rõ quá trình hình thành, phát triển tự nhiên, xã hội của nền "Văn hoá Hoà Bình”. Đồng thời, tạo cơ hội để địa phương xây dựng thêm sản phẩm du lịch văn hoá khảo cổ có giá trị, phục vụ đa dạng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của người dân và du khách.
Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị đặc biệt của nền "Văn hoá Hoà Bình”. Bồi đắp tình yêu văn hoá và truyền thống dân tộc với thế hệ tương lai của đất nước, từ đó ra sức bảo vệ, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, tích cực lan toả giá trị di sản văn hoá đến với bạn bè, gia đình, cộng đồng.
L.N
Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Người Mường ở Hòa Bình cũng giống như người Mường ở các địa phương khác đã sử dụng chữ quốc ngữ để nghiên cứu, ghi chép văn hóa Mường cũng như công việc riêng của mình. Nhờ đó, không ít công trình văn hóa Mường đã được ấn hành, như tác phẩm Thường rang, bọ mẹng của tác giả Bùi Thiện (1973), Vốn cổ văn hóa Việt Nam (Trương Sỹ Hùng và Bùi Thiện), cùng nhiều tác phẩm khác của các nhà nghiên cứu dân tộc Mường như Bùi Chỉ, Bùi Huy Vọng, Bùi Nợi…
Mặc dù ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chưa đến nhưng không khí hành hương đã lan tỏa khắp nơi, thể hiện lòng thành kính và niềm tự hào dân tộc.
Tối 4/4, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình tổ chức biểu diễn báo cáo Chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhân dân các xã vùng II, III năm 2025. Tham dự chương trình có đại diện Sở VH-TT&DL; các nghệ sỹ, giảng viên Đại học Văn hoá nghệ thuật quân đội; Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc; Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc.
Ban Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ban hành Quyết định số 46/QĐ-BTC, ngày 3/4/2025 phê duyệt Kịch bản khung Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc để tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày (ngày 4 và 5/4), Phú Thọ đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, các cơ sở vui chơi, giải trí dừng, hoãn tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn tỉnh.