Tối 22.4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách. 


Các đại biểu dự buổi lễ


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà phát biểu tại buổi lễ.

Chợ Phong Lưu Khâu Vai có lịch sử hơn 100 năm. Đây không chỉ đơn thuần là một phiên chợ mà còn là nơi lưu giữ những câu chuyện tình yêu đầy thi vị của đồng bào vùng cao. Phiên chợ được xem là hoạt động có một không hai của Hà Giang, bởi chợ chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27.3 âm lịch. Ngày 24.6.2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định đưa Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ Phong Lưu Khâu Vai vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ khai mạc.


Chương trình nghệ thuật có chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại".

Năm nay, Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai được huyện Mèo Vạc tổ chức trong các ngày từ 22 – 24.4 với quy mô cấp tỉnh. Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Thi leo cột chinh phục tình yêu, tung còn giao duyên, ném pao, đánh yến, bắn nỏ, giã bánh dày. Các hoạt động trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô, múa trống của dân tộc Giáy, hát dân ca dân tộc Nùng, hát đối giao duyên.


Lễ khai mạc thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham gia.

Ngoài ra, còn nhiều hoạt động cho du khách tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm như: Chụp ảnh lưu niệm tại cánh đồng hoa khu vực Mê cung đá; tìm hiểu Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; tham quan Làng Văn hóa du lịch dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ; đi thuyền trên sông Nho Quế; chinh phục vách đá trắng; thưởng thức ẩm thực truyền thống của các dân tộc bản địa…


Các tiết mục được dàn dựng công phu, hoành tráng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà nhấn mạnh: Chợ Phong Lưu Khâu Vai không chỉ là điểm đến du lịch độc đáo mà còn là biểu tượng văn hóa giàu tính nhân văn của cộng đồng các dân tộc tỉnh Hà Giang. Việc tổ chức lễ hội hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; đồng thời tạo sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thúc đẩy ngành Du lịch của tỉnh phát triển; đưa du lịch Hà Giang trở thành biểu tượng của một điểm đến an toàn, hấp dẫn và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.


Tái hiện câu chuyện tình yêu giữa chàng Ba và nàng Út.

Sau lễ khai mạc đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Khâu Vai ngày trở lại”. Chương trình đã mang đến cho khán giả nhiều tiết mục hấp dẫn, được dàn dựng công phu, hoành tráng, tái hiện câu chuyện tình yêu huyền thoại của chàng trai người Nùng với cô gái người Giáy – một biểu tượng cho sự thủy chung, sâu sắc trong tình yêu nơi miền đá nở hoa.

Theo Báo Hà Giang

Các tin khác


Đại tiệc văn hóa, công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề "Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ Tư năm 2025

Ngày 19/4, Thư viện tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường TH&THCS Tân Thành, xã Cao Dương (Lương Sơn) tổ chức Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ Tư và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2025.

Đảm bảo điều kiện tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, UBND tỉnh tổ chức họp, nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tỉnh Hoà Bình - nơi hội tụ những nét văn hoá, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 13 - Thủy điện Hòa Bình - tự hào “công trình thế kỷ”

Không chỉ vào dịp đầu năm hay ngày lễ, Tết, mà hàng ngày, Nhà máy thủy điện Hòa Bình luôn là điểm đến tham quan, chiêm ngưỡng, tìm hiểu của du khách trong và ngoài tỉnh. Ước tính mỗi năm có trên 60.000 lượt du khách đến tham quan. Đến đây, ngoài việc được thăm các tổ máy, lên đỉnh đập ngắm lòng hồ, du khách còn được lên thắp hương, vãn cảnh trên Tượng đài Bác Hồ, khu Đài tưởng niệm, bảo tàng, nơi đặt bức thư của những người lao động trên công trình thế kỷ "Gửi thế hệ mai sau”… Du khách không khỏi xúc động bởi những câu chuyện, hình ảnh của những người làm thủy điện Hòa Bình - công trình thủy điện tầm cỡ của Việt Nam trong thế kỷ XX…

Dự án "Yêu lắm Việt Nam": Mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách

Chiều 17/4, Báo Nhân Dân đã công bố Dự án "Yêu lắm Việt Nam", kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền Tổ quốc.

Tuyên truyền, giới thiệu giá trị tiêu biểu của nền “Văn hoá Hoà Bình” tại huyện Mai Châu

Ngày 17/4, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình tổ chức chương trình tuyên truyền, giới thiệu các giá trị tiêu biểu của nền "Văn hoá Hoà Bình” tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Mai Châu. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục