Mẫu trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Mẫu trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Đối với mỗi quốc gia, bảo tàng lịch sử là nơi tái hiện quá khứ một cách sống động và sâu sắc. Những sự kiện đã diễn ra trong cuộc sống và có lẽ không bao giờ lặp lại, nhưng sẽ còn được lưu giữ mãi trong những ngôi nhà đặc biệt này. Ngày 12/1/2010, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt hai phòng trưng bày mẫu. Đó sẽ là điểm đến của hàng triệu người yêu mến và trân trọng văn hóa Việt.

Nơi những giá trị văn hóa giao thoa

Hai phòng mẫu trưng bày 439 hiện vật nghệ thuật và điêu khắc đều được thể hiện trên nền chất liệu quý như: vàng, bạc, đồng, đá quý, đá bán quý, gốm, gỗ, sa thạch... Đây cũng là một thế mạnh trong các bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử. Phòng trưng bày về văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) và thời kỳ hậu Óc Eo (chủ yếu là thế kỷ I-VII) tập hợp các hiện vật được tìm thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là minh chứng cho quan hệ giao thương chặt chẽ đã được thiết lập từ thời kỳ này giữa đồng bằng sông Cửu Long và Ấn Độ.

Bộ sưu tập điêu khắc và hiện vật Chămpa (miền Trung VN hiện nay) của Bảo tàng Lịch sử là một trong những bộ sưu tập đầy đủ nhất trên thế giới, bên cạnh các bộ sưu tập của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng và Bảo tàng Lịch sử VN tại Hà Nội, bộ sưu tập này có rất nhiều hiện vật bằng đồng cổ (thế kỷ VII-VII) nhưng vẫn thể hiện một cái nhìn tổng quan về nghệ thuật Chăm cho đến thế kỷ XV.

Đánh thức tình yêu văn hóa nghệ thuật trong giới trẻ

Đối với số đông bộ phận giới trẻ hiện nay, Bảo tàng Lịch sử là nơi họ ít khi qua lại. Cũng dễ hiểu lý do ấy bởi giới trẻ chỉ đặc biệt quan tâm đến những sự kiện đang diễn ra xung quanh họ. Một phần cũng vì cuộc sống quá bận rộn khiến quỹ thời gian của họ không có khoảng trống dành cho quá khứ. Tuy nhiên, không thể khẳng định họ không quan tâm đến lịch sử dân tộc.

Một trong những lý do khiến họ chưa quan tâm nhiều đến lịch sử có lẽ là do sự tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả và không có tác động mạnh mẽ, thu hút sự chú ý đối với bộ phận năng động này. Xét theo một góc độ nào đó thì lịch sử và văn hóa là hai yếu tố cơ bản để tạo ra nghệ thuật. VN là đất nước có lịch sử và nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đa dạng, vì thế có thể khẳng định nền nghệ thuật của VN vô cùng phong phú. Nếu hiểu được mối quan hệ sâu sắc này thì giới trẻ sẽ dành nhiều thời gian và quan tâm hơn đến nghệ thuật, đó cũng là chiếc cầu nối đưa họ về với lịch sử và văn hóa nước nhà.

Khẳng định mối quan hệ Việt - Pháp

Đến với hai phòng trưng bày mẫu tại Bảo tàng Lịch sử VN TP. Hồ Chí Minh, các bạn trẻ sẽ bị cuốn hút bởi lối kiến trúc Pháp sang trọng và kiêu sa. Hai phòng trưng bày mẫu là kết quả của mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo tàng diễn ra từ năm 2005 giữa hai Chính phủ Pháp và VN. Trong các hiện vật được bảo quản tại đây có một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng, được trưng bày theo một thiết kế có sự kết hợp toàn bộ những khía cạnh của ngành bảo tàng học hiện đại (lựa chọn hiện vật, thiết kế trưng bày, ánh sáng, đồ họa). Tuy nhiên, cách trưng bày mới, hiện đại này vẫn tôn trọng kiến trúc nguyên gốc của tòa nhà bảo tàng. Các cán bộ bảo tàng được theo các khóa học đặc biệt trong quá trình hợp tác và làm việc với các chuyên gia Pháp.

Trong khuôn khổ hợp tác này, Pháp còn hỗ trợ tài chính cho bảo tàng thông qua việc mua sắm các thiết bị trưng bày, đồng thời mời chuyên gia của Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet và chuyên gia phục chế của trường Viễn đông Bác cổ sang tư vấn. Mối quan hệ hợp tác này nằm trong khuôn khổ của một dự án lớn hơn, trong đó Pháp giúp hiện đại hóa 5 bảo tàng tại VN, đúng như mong muốn của phía VN nhằm phát huy di sản lịch sử - văn hóa và giúp các bảo tàng trên trở thành công cụ giáo dục và phát triển hiệu quả.

Với nỗ lực không biết mệt mỏi của những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tàng tại Việt Nam và sự hợp tác lâu dài cùng các tổ chức quốc tế, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến thú vị dành cho tất cả những ai yêu văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục