Hàng trăm chiếc hồ trên đất Thủ đô đã góp phần làm nên nét độc đáo của Thăng Long - Hà Nội. Người ta đã tự hào nói đến lai lịch văn hóa của hệ thống hồ nước của Hà Nội, đã bức xúc nói về những bãi rác dưới lòng hồ và đã trăn trở tìm cách nạo vét lòng hồ Hoàn Kiếm sao cho giữ nguyên được các chỉ số hóa lý và môi trường sinh thái để nước hồ giữ được màu xanh muôn thuở và các “cụ” rùa tiếp tục sống bình yên với huyền thoại trả kiếm ngàn xưa. Nhưng chưa mấy người nghĩ đến một “cuộc chiến” có thể xảy ra dưới đáy hồ Hà Nội.

 Hồ Tây.

Mấy tuần nay, khi đi qua Công viên Thống Nhất thấy xe ủi ngổn ngang, hồ Bảy Mẫu trơ đáy, nhiều người nhớ lại cuộc trình diễn đèn chiếu ngoạn mục của ông Kansa người Nhật với những dàn trống lớn và những điệu múa hú hét đầy ma quái. Khi đó, có người đa nghi đã đặt câu hỏi: "Phải chăng những người hú hét trên mặt hồ Bảy Mẫu đang thực hiện một nghi lễ cầu hồn cho những lính Nhật chết trận ở nơi đây năm xưa?". Cái giả định nửa đùa nửa thật đó cũng đã làm cho không ít người suy nghĩ. Nếu quả thật đó là lễ cầu hồn thì một dân tộc giàu lòng nhân ái, thường xuyên cúng lễ các vong hồn như dân tộc chúng ta cũng muốn góp thêm vào một nén hương. Nhưng những người suy diễn hồ nghi đã dấy lên trong tâm tưởng nhiều người nỗi hoang mang không biết chính xác những chuyện gì đang xảy ra đằng sau những bình phong văn hóa và thương mại. Liệu chúng ta có cả tin và dại dột quá không? Hay chúng ta đa nghi quá và quá nhạy cảm?

Trong tâm thức của nhiều người, đáy hồ Hà Nội không chỉ là nơi cư trú của linh vật như các “cụ” rùa, không chỉ là “hố rác” của nhiều thế hệ mà còn là nơi cất giữ bao điều huyền bí gắn liền với những huyệt mạch, những bí ẩn. Hồ Tây với huyền tích Trâu Vàng gắn liền với cuộc chiến chống lại âm mưu chiếm đoạt vật thiêng và đất thiêng của phong kiến phương Bắc từ ngàn năm trước đây, khi trở thành trung tâm mới của Hà Nội đã được nhiều người quan tâm  hơn trước. Nhớ lại việc hơn hai chục diễn viên nước ngoài đã bị lật thuyền chết đuối khi đi thuyền du ngoạn trên Hồ Tây vào thập kỷ 60 thế kỷ trước, nhiều người thương cảm cho số phận của họ, nhưng cũng có những người băn khoăn hỏi nhau: "Hay những người nước ngoài này có ý định gì không tốt nên bị tai ương? Và nếu vậy thì việc trung tâm Hà Nội chuyển về Hồ Tây có phải là dấu hiệu Thủ đô vững vàng hơn?".

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, những ám ảnh ấy không những không giảm đi mà nhiều khi có vẻ còn nhạy cảm hơn xưa. Những xúc động và suy tưởng không còn bị nhìn nhận một cách giản đơn là mê tín  như  ngày nào, mà đã có lúc được ghi nhận như những mối quan tâm máu thịt sâu sắc tới những điều thiêng liêng gắn liền với  vận mệnh chung. Chẳng thế mà khi nghe tin có một dự án xây đường ngầm xuyên qua đáy Hồ Tây, nhiều người đã hồ nghi: "Liệu đây có phải là một kế hoạch nhằm phá tung huyệt mạch của đất này không? Phải tìm hiểu xem tiền họ lấy từ đâu?" Khi biết dự án này không tiếp tục triển khai, nhiều người thở phào như cất được một nỗi lo về tương lai. Nhưng khi thấy có một con đường lớn đang làm sắp “đâm” ra Hồ Tây, người ta lại lo: "Liệu có phải đây là cái chân đầu tiên của con sói đang nhẹ nhàng thò vào hang thỏ như trong truyện ngụ ngôn kia không? Có phải người ta vẫn đang ngấm ngầm chuẩn bị triển khai dự án đường ngầm xuyên Hồ Tây không?" Những nỗi lo kiểu ấy có thể là hoang tưởng, nhưng có thật. Nó cho thấy tâm thế lo xa, nhìn xa của người dân.

Có thể nói, hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội những biểu tượng về tự do, hòa bình và nhân đạo. Người Pháp mới đặt tượng thần Tự do trên Tháp Rùa từ đầu thế kỷ 20, nhưng từ thế kỷ 15, cha ông ta đã cắm xuống đáy hồ một lưỡi gươm biểu tượng cho tình yêu hòa bình sâu sắc. Những người nạo vét Hồ Gươm đã cố gắng giữ được môi trường sinh thái cho các “cụ” rùa tiếp tục sống như "giáo cụ trực quan" của huyền thoại trả gươm. Đó là thái độ của những người có văn hóa và sâu sắc. Nhưng có lẽ việc giữ được môi trường văn hóa cho lưỡi gươm huyền thoại tiếp tục sống dưới đáy hồ là việc quan trọng nhất.

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục