Bắt đầu từ 21-1, loạt ký sự Thăng Long - Ngàn năm thương nhớ (dài 140 tập), đạo diễn - biên kịch: Đỗ Bèn, hãng phim TFS và Công ty BHD phối hợp sản xuất, được phát sóng trên HTV7 lúc 22g40 và trên HTV9 lúc 23g30.

Nhà văn Nguyễn Hồ đã đưa ra đề cương ý tưởng về dự án ký sự này dựa trên sự khao khát khám phá và kể lại những câu chuyện thú vị về Thăng Long - Hà Nội. Câu chuyện bắt đầu từ khi Đức vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô; những nét văn hóa đặc sắc, tinh thần và vẻ đẹp của đất và người Thăng Long - Hà Nội; sự anh hùng, thanh lịch và tao nhã của người Hà thành.

Ký sự Thăng Long - Ngàn năm thương nhớ có thời gian ghi hình tổng cộng trong 3 tháng, với đủ các mùa trong năm ở địa bàn chủ yếu là Hà Nội, một số tỉnh thành lân cận như Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên và cả TPHCM.

Đoàn phim đã đến thăm hàng chục làng nghề, di tích lịch sử văn hóa và danh lam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển, những nét văn hóa truyền thống đất Hà Thành. Đoàn phim cũng đã gặp gỡ khoảng 400 nhân vật, để có thể cho khán giả hình dung một cách rõ nét nhất về những đề tài muốn khai thác.

Ai đi về Bắc ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Theo ý thơ dào dạt của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, hình ảnh và lời bình trong phim còn là cảm xúc của những người con đất phương Nam hướng về Hà Nội. Những thành viên của đoàn phim hầu hết là những người còn rất trẻ, khám phá Hà Nội với tất cả sự khao khát tìm về những giá trị lịch sử và văn hóa từ cả ngàn năm qua, và cả những lát cắt về cuộc sống của một Hà Nội đương đại.

Một cảnh ghi hình trong Ký sự Thăng Long - Ngàn năm thương nhớ.

Mỗi tập phim (10 phút/tập) là một chủ đề mà đoàn phim muốn giới thiệu, ở mỗi tập người xem thật sự thấy bồi hồi. Mở đầu cho loạt ký sự là hình ảnh về lễ hội “Ký ức cầu Long Biên”, cây cầu trăm tuổi, chứng kiến bao biến động của thời gian; nhìn thấy những di tích được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long. Theo dòng ký sự, khán giả hiểu và yêu thêm con người, thiên nhiên nơi đất rồng thiêng. Lớp trẻ, qua ký sự này, cũng sẽ hiểu và nhìn được một cách rõ nét nhất về quá trình lịch sử của dân tộc.

Nhà văn Nguyễn Hồ cho biết: “Ký sự là ghi chép. Người làm ký sự quan sát và ghi chép, nhưng đặc biệt ở đây chính là ghi chép bằng cảm xúc”. Ê kíp thực hiện đa phần đều là những người còn rất trẻ, trước khi bắt tay làm ký sự này, họ đã phải tìm đọc rất nhiều sách, tư liệu về Thăng Long, Hà Nội.

Kết thúc giai đoạn quay hình đợt 1, đoàn phim đã dựng được 100 tập. Đầu tháng 2, đoàn tiếp tục ghi hình đợt 2, một vài người sẽ ở lại ăn Tết Canh Dần tại Hà Nội để kịp ghi lại những hình ảnh, không khí đón tết cổ truyền của người Hà Nội. Trước dịp Hà Nội tiến hành Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, đoàn phim sẽ ghi hình đợt 3.

“Sau khi quay hình đợt 2, chắc chắn cảm xúc của người thực hiện và người xem cũng sẽ khác, vì không khí Đại lễ ngày càng nóng” - Nhà văn Nguyễn Hồ nhận định. Đã là thế mạnh của TFS, nhưng ký sự Thăng Long - Ngàn năm thương nhớ có sự độc đáo vì đây là ký sự dài tập đầu tiên chỉ thực hiện trong nước, nhưng vẫn có sự lôi cuốn, hấp dẫn không thua gì một ký sự phải kỳ công ra nước ngoài thực hiện.

Có điều cứ tiếc là một ký sự có giá trị, được đầu tư công sức như thế, nhưng lại phát vào một khung giờ khó thu hút nhiều người xem: 22g40 (HTV7) và 23g30 (HTV9). Cứ tưởng “sóng” nhà thì phim sẽ được HTV ưu tiên vào giờ đẹp. Dẫu có yêu thủ đô, muốn hiểu biết thêm về Thăng Long lắm, nhưng giờ phát sóng ký sự Thăng Long - Ngàn năm thương nhớ, lại như thử thách lòng kiên nhẫn của khán giả

 

                                                                              Theo SGGP

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục