Xuân Canh Dần 2010 là bắt đầu cho một thập kỷ mới. “Đổi mới & hội nhập” là tiêu chí mà ngành đã, đang và sẽ tiếp tục hướng tới để có một vị trí xứng đáng trên bản đồ điện ảnh khu vực và thế giới.

Phim truyện nhựa là đối tượng chính để tạo nên diện mạo của điện ảnh Việt Nam.

Phác thảo phim truyện Việt Nam 2009


Liên hoan Phim Việt Nam 16 (LHPVN 16) với tiêu chí “Vì một nền điện ảnh Việt Nam đổi mới & hội nhập” kết thúc vào tháng 12.2009 tại TPHCM như một cái nhìn tổng quan của gần 10 năm điện ảnh đổi mới & hội nhập chung với toàn xã hội.

Trong khoảng thời gian 2 năm 2008-2009 ĐAVN sản xuất gần 30 phim truyện nhựa, tham dự LHPVN 16 chỉ 15 phim, không nhiều, nhưng thấy rõ sự đa dạng và phong phú. Nhân vật không bị đóng đinh ở vài tầng lớp trong xã hội mà rất nhiều dạng nhân vật.

Thể loại, đề tài khá rộng. Nhiều phong cách làm phim từ nhiều “nguồn” khác nhau như đạo diễn trẻ, đạo diễn có nhiều kinh nghiệm, đạo diễn Việt kiều, đạo diễn nước ngoài… Với 3 dòng chủ lưu là phim chính luận:
“Đừng đốt”, “Trái tim bé bỏng”, “Không cân sức”…, giải trí - thị trường: “Giải cứu Thần Chết” , “Chuyện tình xa xứ”…, nghệ thuật: “Chơi vơi”, “Trăng nơi đáy giếng”… Cho dù còn nhiều tranh cãi về các vấn đề thuộc lý luận, phê bình điện ảnh về phim truyện nhựa VN hiện thời, nhưng có thể thấy cánh cửa đã rộng mở dần cho các nhà làm phim VN.

Ranh giới giữa phim nhà nước-tư nhân mờ dần. Một số hãng phim nhà nước bước đầu được cổ phần hoá, thu hút nguồn lực xã hội, làm phim giải trí theo xu hướng thị trường, cho dù chưa thành công lắm nhưng cũng là một cách nhìn thoáng, đổi mới tư duy làm phim. Tư nhân cũng không chỉ làm phim thị trường mà đã làm những phim mang tính nghệ thuật.

Đổi mới và hội nhập


Nhìn vào danh mục phim truyện ĐAVN gần đây, thấy rõ xu thế “đổi mới” đi theo con đường “hội nhập”. Trước hết, khái niệm phim là sản phẩm hàng hoá đặc biệt nên cần có thị trường - khán giả, từ đó hình thành dòng phim giải trí - thương mại, trước là “độc quyền” hãng phim tư nhân, giờ được các hãng phim nhà nước chú ý, bước đầu thử nghiệm, như các phim: “Vũ điệu tử thần”, “Em muốn làm người nổi tiếng”…

Ngược lại các hãng phim tư nhân cũng muốn vươn xa, vươn cao hơn những sản phẩm giải trí thông thường, để tiếp cận đến những sản phẩm-tác phẩm nghệ thuật đích thực như
“Áo lụa Hà Đông”, “Cú và chim se sẻ”, “Huyền thoại bất tử”…

Các đạo diễn Việt kiều cũng làm phim “gần gũi” hơn với văn hóa truyền thống Việt, ít còn những độ vênh về tâm lý Đông-Tây như “Dòng máu anh hùng”, “Chuyện tình xa xứ”, “14 ngày phép”… hay phim được chiếu Tết này “Khi yêu đừng quay đầu lại” (ĐD Nguyễn Võ Nghiêm Minh).
 
Đặc biệt, ĐAVN đã manh nha một dòng phim nghệ thuật-tác giả, cho dù có là “hơi hướng” của đạo diễn nước ngoài nổi tiếng, là một “kênh” để ĐAVN vươn ra tầm thế giới với những phim “Chơi vơi” (ĐD Bùi Thạc Chuyên), “Trăng nơi đáy giếng” (ĐD Nguyễn Vinh Sơn) và phim đang làm hậu kỳ “Bi, đừng sợ” (ĐD Phan Đăng Di).

Phim truyện VN còn đổi mới bằng việc tiếp cận và mạnh dạn làm những thể loại mới như võ thuật, kinh dị. “Dòng máu anh hùng”, “Huyền thoại bất tử”, “Bẫy rồng” … là thể nghiệm của dạng phim võ thuật “kungfu” truyền thống Châu Á đang hấp dẫn và ăn khách ở phương Tây, đặc biệt “Bẫy rồng” đã đưa phim võ thuật VN lên một tầm cao mới, khẳng định điện ảnh Việt có khả năng làm những phim võ thuật cạnh tranh ngang ngửa với Hồng Kông (Trung Quốc)….

Hội nhập là để đổi mới. Khi yêu cầu làm phim không chỉ dành cho khán giả Việt mà còn vươn tầm ra khu vực, thế giới để kinh doanh, ngoài phim hay về đề tài, diễn xuất bắt buộc phải có công nghệ kỹ thuật cao, hoàn chỉnh, đồng bộ để chất lượng phim cao. Từ đó phải đổi mới trong cách làm phim, chuyên nghiệp từng khâu, nhân sự đào tạo bài bản, có chiến lược dài hơi, xây dựng hạ tầng cơ sở như phim trường, và trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ tốt công việc làm phim, đáp ứng được những yêu cầu sáng tạo nghệ thuật của những người làm phim.

Ở VN gần đây, một số phim đã sử dụng thiết bị quay chuyên dùng hiện đại mới nhất, làm nên chất lượng phim tốt hơn, thu hẹp khoảng cách với thế giới.

Điện ảnh Việt Nam 2010 và xa hơn

Từ năm 2007, VN là thành viên của WTO, yêu cầu đổi mới ngành điện ảnh (từ gốc đến ngọn) trở nên cấp thiết để tương xứng với xu thế chung. Trong 2 năm, từ 2008-2009, ĐAVN đã thực sự có những chuyển mình... Việc sửa đổi Luật ĐAVN với nhiều điều khoản mang tính cập nhật, phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế thị trường…, cho thấy ĐAVN đang tiếp cận dần với điện ảnh khu vực và thế giới.

Cho dù còn nhiều khó khăn không dễ khắc phục để có thể thay đổi diện mạo ĐAVN trong một thời gian ngắn, nhưng cũng nhìn thấy nhiều tín hiệu lạc quan.

Từ năm 2010 sẽ có “Ngày ĐAVN - 15.3” hàng năm với nhiều hoạt động để tôn vinh ngành ở các tỉnh thành trong cả nước. Tiếp đến là LHP quốc tế đầu tiên của ĐAVN tại Hà Nội vào năm 2010, tiến tới là LHP quốc tế hàng năm…

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục