Kho bảo quản mẫu vật Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Kho bảo quản mẫu vật Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Ðầu năm 2006, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) mới có bộ máy chính thức đi vào hoạt động. Nội dung nghiên cứu, triển khai lớn nhưng hiện vẫn thiếu các điều kiện nguồn lực (cả về không gian và con người cho nên các chương trình, kế hoạch đề ra gặp không ít khó khăn.

Trụ sở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (TNVN) nằm trong khuôn viên Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện KH và CNVN). Ðây là cơ sở bào chế, sản xuất tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên trước đây, nay được viện cải tạo, sửa chữa và bố trí tạm cho Bảo tàng TNVN có nơi làm việc. Trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất và nhân lực, đơn vị vẫn triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra thu thập mẫu vật, chuẩn bị các yếu tố cần thiết để phát triển trong tương lai...


Bảo tàng thiên nhiên (TN) được hình thành và phát triển ở khá nhiều nước trên thế giới. Tại các quốc gia phát triển như Pháp, Anh, Thụy Ðiển, Hà Lan, Nga, Bỉ, bảo tàng này có cách đây hàng trăm năm (thậm chí như Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp đã có hơn 300 năm). Gần chúng ta hơn là các nước Indonesia, Thái-lan, Singapore cũng đã có hệ thống bảo tàng TN cách đây hơn 30 năm với một không gian rộng lớn và một khối lượng đồ sộ các mẫu vật được trưng bày trong nhà và ngoài trời phục vụ khách tham quan, du lịch... Việt Nam là quốc gia có diện tích tự nhiên khá rộng (hơn 310 nghìn km2), nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên, sinh học. Tuy nhiên, qua nhiều năm bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, cùng với sự săn bắt, khai thác của con người đang làm cho nguồn tài nguyên và sự đa dạng sinh học bị đe dọa, cạn kiệt nghiêm trọng. Do vậy, việc xây dựng các bảo tàng TN ở nước ta có ý nghĩa thiết thực và cấp bách. Lúc sinh thời, giữa những năm 80 của thế kỷ 20, cố Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã giao cho Viện KH và CNVN xây dựng Dự án về Bảo tàng TNVN, song vì một số vướng mắc, trở ngại, đến đầu năm 2004, Thủ tướng Chính phủ mới có quyết định thành lập tổ chức này. Năm 2006, Bảo tàng TNVN mới có bộ máy chính thức đi vào hoạt động. Bảo tàng TNVN như quy định của Thủ tướng Chính phủ là bảo tàng cấp quốc gia và đầu hệ trong hệ thống mạng lưới các bảo tàng TN ở nước ta, gồm có: Nhà Bảo tàng, vườn thực vật, bộ sưu tập mẫu vật quốc gia, các khu trưng bày ngoài trời... Ðồng thời chịu sự quản lý Nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ về Bảo tàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày, phổ biến kiến thức; giới thiệu và quảng bá một cách đầy đủ, toàn cảnh và toàn diện nhất về các giá trị thiên nhiên của đất nước; có đủ năng lực hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn cho các bảo tàng TN khác (như bảo tàng TN khu vực, bảo tàng TN chuyên ngành và bảo tàng TN cơ sở)... Vị trí, vai trò hết sức lớn lao, chức năng nhiệm vụ nặng nề, rộng khắp, nhưng do những khó khăn, bất cập, cho nên hoạt động của Bảo tàng TNVN vẫn trong trạng thái cầm chừng.


Năm 2009, một số cán bộ của đơn vị bước đầu triển khai đề tài độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm phân loại, đánh giá, xếp hạng và quản lý bộ sưu tập mẫu vật hệ thống bảo tàng TNVN". Tư vấn giúp Viện Ðiều tra quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng Ðề án bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam, phối hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế lập Ðề án xây dựng Bảo tàng TN khu vực duyên hải miền trung. Mặt khác, thiết lập quan hệ hợp tác với các vườn quốc gia và một số khu bảo tồn thiên nhiên ở các tỉnh phía bắc trong việc cung cấp mẫu vật cho bảo tàng thời gian hiện tại và lâu dài. Chưa nói đến khu trưng bày ngoài trời, hay nhà trưng bày các mẫu tiêu biểu đã có (vì TP Hà Nội chưa bố trí được địa điểm), chỉ nói đến công tác điều tra, thống kê và sưu tập mẫu vật, mấy năm qua Bảo tàng TNVN chưa làm được bao nhiêu. Ðến nay, trong kho và phòng bảo quản mẫu vật của đơn vị mới có khoảng gần ba nghìn mẫu (nguồn chủ yếu từ các vườn thú, sản phẩm tịch thu, xử lý qua các vụ buôn bán trái phép động vật quý hiếm và thông qua hợp tác trao đổi quốc tế). Phần lớn trong đó là mẫu vật về các loại bướm (hơn 1.000 mẫu), còn mẫu vật về các loài thú (hổ, báo, hươu, nai...) và các loài lông mao, lông vũ, thực vật còn ít. Ðiều đáng nói trong năm qua là việc khai quật bộ xương cá voi tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) và vận chuyển về bảo quản trong kho mẫu vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.


Kế hoạch của Bảo tàng TNVN là sẽ triển khai Dự án xây dựng phòng trưng bày mẫu vật tại cơ sở hiện có, dự kiến đến năm 2012, phòng trưng bày các mẫu vật tiêu biểu sẽ mở cửa. Trong hệ thống Bảo tàng TNVN, theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ tại "Quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng TN ở Việt Nam đến năm 2020", sau Bảo tàng TN cấp quốc gia có Bảo tàng TN khu vực, Bảo tàng TN chuyên ngành và Bảo tàng TN cơ sở". Theo đó, 12 dự án thuộc hệ thống Bảo tàng TNVN được ưu tiên đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp trong giai đoạn 2006 - 2010 cũng đã được Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 86/2006/QÐ-TTg. Tuy nhiên, đến nay gần bốn năm, nhưng việc triển khai còn chậm chạp, nhất là các Bảo tàng TN khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ và các khu trưng bày ngoài trời ở Hòa Lạc, Mê Linh dường như chưa có động tĩnh gì... Ngoài ra, chương trình, nhiệm vụ hoạt động khá lớn nhưng nguồn nhân lực mới bảo đảm 50%; nhất là thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật,v.v.
 
 
 
                                                                                 Theo ND

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục