Sau 3 năm thực hiện với nhiều khó khăn, trắc trở, bộ phim “Vó ngựa trời Nam” dài 37 tập (biên kịch: Phạm Thùy Nhân, đạo diễn: NSƯT Lê Cung Bắc, Hãng phim TFS sản xuất) sẽ chính thức phát sóng từ ngày 27-3 vào lúc 20 giờ 30 các tối thứ năm, sáu, bảy và chủ nhật hàng tuần trên HTV7.

 

Diễn viên Huỳnh Đông (phải) trong vai Huỳnh Văn Nghệ.

Là bộ phim lịch sử, dựa theo cuộc đời của nhà quân sự, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ, Vó ngựa trời Nam đưa người xem trở về những thập niên đầu thế kỷ 20. Cuộc đời của nhà thơ, nhà quân sự Huỳnh Văn Nghệ được bắt đầu từ những năm tháng tuổi thơ đầy vất vả. Vốn xuất thân trong gia cảnh nghèo khó nhưng Huỳnh Văn Nghệ lại học rất giỏi, là học sinh duy nhất của Trường Mỹ Lộc (Bình Dương) được nhận học bổng vào Trường Pétrus Ký Sài Gòn. Trong thời gian học tại Pétrus Ký, Tám Nghệ (Huỳnh Văn Nghệ) sớm làm quen với Chủ nghĩa Cộng sản. Ra trường, ông tiếp tục tham gia các hoạt động cách mạng. Thời gian ở Bangkok (Thái Lan), Huỳnh Văn Nghệ đã cùng với nhóm Việt kiều yêu nước tổ chức tờ báo Hồn Cố Hương. Ông là cây viết chủ lực với bút danh Thanh Kiếm Thần, kêu gọi mọi người ủng hộ Việt Minh đứng lên chống lại quân xâm lược Pháp - Nhật. Tại Sài Gòn, Huỳnh Văn Nghệ gia nhập Ủy ban Kháng chiến Nam bộ do Trần Văn Giàu lãnh đạo…

Với đầu óc già dặn của một nhà chính trị, tài thao lược của một nhà quân sự và tâm hồn lãng mạn của một thi sĩ, Huỳnh Văn Nghệ đã thu phục được một số tổ chức riêng lẻ, tự phát tập hợp thành một lực lượng thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; biến Tân Uyên (Bình Dương) nói riêng, miền Đông nói chung thành căn cứ cách mạng vững chắc, để từ đó quân dân miền Đông có những trận đánh xuất quỷ nhập thần, khiến thực dân Pháp và bọn tay sai phải kiêng nể, khiếp sợ. Biệt danh Huỳnh Văn Nghệ - “Hùm xám miền Đông” cũng bắt đầu nổi lên từ đó…

Trong Vó ngựa trời Nam, Huỳnh Văn Nghệ là nhân vật dẫn dắt toàn bộ câu chuyện như một nhân chứng lịch sử. Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân cho biết, ông muốn xây dựng nhân vật Huỳnh Văn Nghệ trước hết là một con người, một nhà thơ nhiều cảm xúc chứ không chỉ là một nhà quân sự khô khan. Hai người phụ nữ gắn bó với cuộc đời Huỳnh Văn Nghệ được đưa vào phim là hai hình ảnh rất cảm động về đức hy sinh, tình yêu lớn lao mà họ đã dành cho Huỳnh Văn Nghệ. “Nếu nhân vật cô Lan và cô Thành trong phim là hai người phụ nữ có thật ngoài đời thì nhân vật cô Nhạn - người phụ nữ thứ ba yêu Huỳnh Văn Nghệ - là nhân vật hư cấu. Tôi vẫn nghĩ, một người tài giỏi, có tâm hồn thi ca lãng mạn như Huỳnh Văn Nghệ được nhiều phụ nữ yêu thương cũng là lẽ thường. Vấn đề là đưa vào phim sao cho hợp lý, chấp nhận được”, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân bộc bạch.

Phim chinh phục khán giả bởi câu chuyện với nhiều tình tiết, cung bậc mà qua đó người xem không chỉ hiểu thêm về cuộc sống, tinh thần chiến đấu của cha ông ta, của người dân Nam bộ, mà còn hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử và cốt cách của Huỳnh Văn Nghệ - người đã được đồng đội và người dân Nam bộ gọi là “Thi tướng rừng xanh”. Diễn viên Huỳnh Đông đã có một vai diễn, một sự hóa thân khá xuất sắc. Chính anh cũng nhìn nhận: “Sau khi tham gia phim, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều bằng chính những trải nghiệm từ trong phim. Vào vai Huỳnh Văn Nghệ là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm diễn viên của tôi”. 

Có thể nói, Vó ngựa trời Nam là phim truyền hình có thời gian thực hiện dài nhất, tính đến hiện nay. Dù gặp nhiều khó khăn, có lúc tưởng như phải dừng giữa chừng thì việc bộ phim vẫn kịp ra mắt đúng kế hoạch là một cố gắng rất lớn của cả ê kíp làm phim và của Hãng phim TFS.

 

                                                                           Theo SGGP

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục