Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN vừa trao giải thưởng cho 12 kịch bản văn học và 32 giải cho vở diễn. Một năm có tới 32 vở diễn xếp thứ hạng A – B, ai bảo sân khấu (SK) không khởi sắc. Nhưng chúng ta hãy cứ tự hỏi nhau tình hình SK hiện nay thế nào? Tối nay, ngay tại Hà Nội xem gì, ở đâu thì chắc không nhiều người trả lời được.

Sân khấu còn né tránh chức năng dự báo

Không còn là chuyện của SK năm nay mà đã là chuyện của SK năm ngoái và vài năm trước nữa, các tác giả vẫn né tránh chức năng dự báo – cái chức năng đi trước và đánh ra tín hiệu cho cuộc sống. Trong cuộc sống hôm nay, có quá nhiều mâu thuẫn hằng ngày chúng ta nhìn thấy ở đây đó như chuyện tham ô, chuyện lạm dụng trẻ em, chuyện lừa đảo chiếm dụng tài sản bạc tỷ, chuyện dùng quyền lực làm ăn bất chính, chuyện bạo lực trong  nhà trường..., nhưng SK chưa đụng đến những dạng đề tài nhạy cảm này.

Năm nay, 12 kịch bản trên tổng số 100 kịch bản gửi về Hội được trao giải. Việc đi tìm giải A cho kịch bản SK năm nào cũng nhọc nhằn và 7 năm nay, giải thưởng thường niên của Hội Nghệ sĩ SKVN đều không có giải A. Có thể đây cũng là thiệt thòi cho các tác giả về mặt uy tín nghề nghiệp, bởi giải thưởng hằng năm của các Hội mang tính phong trào, nên chăng có thể “so bó đũa chọn cột cờ”.

Đương nhiên, Hội đồng nghệ thuật thì cũng có lý giải thuyết phục, “không phải Hội quá khắt khe mà muốn đề cao chất lượng giải thưởng. SK luôn chờ đợi những tác phẩm có sự đột biến, nhưng mấy năm nay hiếm có điều đó”. NSND Doãn Hoàng Giang - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật dường như năm nào trong bản tổng kết cũng đều mong mỏi SK có những tác phẩm có sự đột biến về cấu trúc, vấn đề và nhân vật.

Thế  nhưng năm 2009 thì SK vẫn “quá hiếm hoặc cũng có thể nói không có nhân vật độc đáo, đại bộ phận các nhân vật của các tác giả là những nhân vật chung chung, hoặc là sơ lược, công thức, đọc xong chẳng để lại một chút ấn tượng nào”.

SK tồn tại bằng những vấn đề quan thiết và gần gũi với đời sống hôm nay. Thế nhưng nhìn vào tên các kịch bản được giải: Giai  nhân và anh hùng, Cờ chuẩn Điện Biên, Kẻ sĩ thời loạn, Vua hai ngôi, Vua điên, Lý Thái Tổ dời đô, Người ở lầu son, Giấc mộng Hồ Hoa... dễ dàng đồng ý với nhận xét: SK Việt đang loay hoay tìm lối thoát.

Số lượng kịch bản được giải không ít, nhưng những kịch bản trực diện tấn công vào những vấn đề nóng, nhạy cảm của xã hội quá hiếm. Hầu hết các tác giả đều chọn cách nương vào đề tài lịch sử và điều đó chắc chắn khó đưa lại dư vị gì hấp dẫn cho công chúng hôm nay.

Sân khấu thế này phe vé... thất nghiệp

Đã có lần đội quân phe vé trước cửa rạp Công Nhân và Nhà hát Lớn phải kêu lên như vậy và hiện giờ nghề phe vé SK không còn tồn tại. Tất nhiên một phần cũng do đời sống sinh hoạt tinh thần bây giờ cao, có nhiều phương tiện giải trí hấp dẫn, nhưng cũng một phần do SK chưa có hấp lực đủ để lôi kéo khán giả đến với mình. Không phải các nghệ sĩ SK không tâm huyết, không phải các tác giả SK không có tài - điều đó ai cũng công nhận, vậy mà sao con đường đến với khán giả quá đỗi gian nan.

Năm 2009 -2010 ngành SK có 4 đợt hội diễn: kịch nói, chèo, cải lương, tuồng và dân ca. Các đoàn nghệ thuật ở các địa phương đã đem đến những tinh hoa của mình bằng những vở diễn được trau chuốt, sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết.

Có những vở diễn người trong nghề ghi nhận sự tìm tòi sáng tạo của tác giả, đạo diễn, diễn viên và Hội đồng nghệ thuật cũng đã trao giải A: Trọn đời trung hiếu với Thăng Long (cải lương), Mẹ và người tình (kịch nói), Nỏ thần (kịch nói), Mỹ nhân và anh hùng (kịch nói), Hồn Việt (tuồng)..., nhưng khán giả có những nhu cầu và đòi hỏi khác.

Vì thế trong khi SK mặc sức “tung hô và ve vuốt” những đề tài lịch sử và hậu chiến, bàn những chuyện lý tưởng cao đạo  hoặc hoài niệm về một thời nào đó thì khán giả dường như dửng dưng. Bởi ngày hôm nay, những vấn đề nhức nhối của thời cha ông không còn là vấn đề họ phải đối mặt nữa. Những khó khăn, trăn trở của công chúng hôm nay đã hoàn toàn khác  và họ mong chờ các vở diễn tháo gỡ được hoặc chỉ cho họ cần phải ứng xử như thế nào. Vì thế không lạ gì thực trạng SK vẫn đang khủng hoảng khán giả.

Đối tượng của SK là khán giả, khi mà khán giả quay lưng với hoạt động SK là chúng ta chưa thành công. NSND Doãn Hoàng Giang đã từng ví “khán giả là người tình của SK” và trong các vở diễn của mình, ông luôn tìm cách thổi hồn vào các vở diễn và tung ra các chiêu ngoạn mục để tăng sức hấp dẫn, thu hút khán giả, nhưng đến bây giờ thì ông cũng bảo khó tìm được kịch bản gây hứng thú cho mình.

“Có bột mới gột nên hồ”, phải chăng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến SK Việt luôn... thừa ghế trong nhà hát?

Theo Báo Văn Hoá

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục