Mở rộng Hà Nội là cơ hội để bảo tồn di tích từ việc giãn dân, có thêm vùng văn hóa truyền thống như Hương Sơn, để phát huy giá trị của Thủ đô.

Bảo tồn di sản văn hóa ở Hà Nội trong qui hoạch mới là nội dung cuộc tọa đàm diễn ra ngày 7/5, do Ủy ban TW MTTQ Việt Nam phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo (BCĐ) kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Báo Đại đoàn kết tổ chức, nhằm tập hợp ý kiến về đồ án Qui hoạch Hà Nội để báo cáo trước Quốc hội, sau gần 1 tháng Quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 được triển lãm.

Hoàng thành Thăng Long – Di tích cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, một di sản văn hóa của Hà Nội, cần được bảo vệ.

Thủ đô Hà Nội có trên 5.000 di tích, chiếm 40% di tích của cả nước, trong đó, gần 1.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia; đa dạng không gian văn hóa với gần 1.300 làng nghề. Đặc trưng này làm nên hồn cốt Thăng Long ngàn năm văn hiến, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn cho các nhà quy hoạch nhằm bảo tồn các di sản.

Giới thiệu đề án Quy hoạch thủ đô Hà Nội, KTS Đỗ Viết Chiến (Văn phòng BCĐ Quy hoạch đầu tư xây dựng vùng thủ đô) nhấn mạnh: Hà Nội mở rộng địa giới hành chính để phát triển kinh tế cũng như giảm sức ép cho trung tâm. Mục tiêu của đồ án do nhà tư vấn PPJ (của Mỹ và Hàn Quốc) là xây dựng một đô thị lịch sử, văn hóa truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn được đặc thù riêng của Hà Nội với tiêu chí xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại.

Cùng với giảm qui mô dân số từ 1,2 triệu xuống 0,8 triệu, khống chế tầng cao, mật độ xây dựng, đồ án đặc biệt chú ý đến qui chế quản lý kiến trúc cảnh quan, nhất là khu vực xung quanh Hoàng thành Thăng Long, khu Ba Đình, phố cổ, phố Pháp, hồ Gươm, hồ Tây và một số làng truyền thống như làng hoa Ngọc Hà, làng hoa Tây Hồ, làng đúc đồng Ngũ Xá, làng Bưởi…

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã được nêu ra: Cần có quy hoạch chi tiết cho từng mảng; trong bảo tồn có phát triển, trong phát triển nên có bảo tồn. Vấn đề đặt ra là cần bảo tồn cái gì, cần giữ và nên giữ cái gì? Các di tích ở Hà Nội, trong đó, linh hồn là Hoàng thành và một số điểm khác, cần được coi trọng. Ở di tích Vườn Chuối, mới có quy hoạch vấn đề nhìn thấy, mà chưa quy hoạch được những cái còn nằm sâu trong lòng đất. Bảo tồn di tích phải bảo tồn cảnh quan, nếu không sẽ mất cảm xúc về khu di tích. Việc bảo tồn di vật dưới lòng đất chúng ta chưa có kinh nghiệm, trong khi lại khó khăn về kinh phí lâu dài. Mở rộng Hà Nội là cơ hội để bảo tồn di tích từ việc giãn dân, có thêm vùng văn hóa truyền thống như Hương Sơn, để phát huy giá trị của Thủ đô. Cần bảo tồn sự toàn vẹn những nét văn hóa Việt cổ và cảnh quan văn hóa xứ Đoài như đền chùa đình miếu và các nhà ở dân gian.

 Một số ý kiến cũng bày tỏ lo ngại với việc bảo tồn di tích trong quá trình phát triển đô thị hiện nay: Tường thành Cổ Loa ở đường Hoàng Hoa Thám đã bị san phẳng mà không được quan tâm kịp thời; khu phổ cổ mãi chỉ là đề án trên giấy, trong khi những người dân sống ở khu vực này rất khổ sở, vì phải sống trong những ngôi nhà đổ nát mà không thấy có phương án bảo tồn phù hợp vv…

Các đại biểu đều thống nhất, buổi tọa đàm là cần thiết, để các di sản của Thủ đô được bảo vệ kịp thời.

Ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VH,TT&DL đồng ý về ý tưởng bảo tồn di sản mà các nhà qui hoạch đưa ra. Nhưng ông mong rằng, với những khi di tích quan trọng, các nhà qui hoạch cần khảo sát thực tế trước khi đưa ra kết luận

                                                                             Theo Báo CAND

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục